xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thầy ơi!

VU GIA

(NLĐO) - 5 năm, thầy phải nằm một chỗ. Ai cũng thương cũng xót, rồi cũng chỉ biết thở dài. Nay thầy thật sự giã từ nhân thế về với tổ tiên. Buồn lắm! Nhớ lắm, thầy ơi!

Nghe tin thầy ra đi, tôi điện thông báo cho bạn bè, đồng nghiệp và một số học trò của thầy mà tôi quen biết, ai cũng lạc giọng thương nhớ thầy. Nghe được những lời "lạc giọng" ấy, tôi cũng không cầm được nước mắt, nhưng lại thấy vui trong lòng. Nói về thầy, nhớ về thầy, không phải nói về, nhớ về PGS-TS, NGƯT, nhà văn, nhà lý luận phê bình, nhà nghiên cứu văn học hiện đại Trần Hữu Tá, mà nói về, nhớ về một con người có tấm lòng nhân hậu, về nhân cách mẫu mực của một con người đáng kính, về một người chồng, người cha hết lòng vì gia đình…

Nếu nói cha mẹ là quá khứ của con cái; con cái là tương lai của cha mẹ, thì quá khứ lẫn tương lai đối với thầy chỉ thấy sắc màu tươi sáng. Đó là chuyện đáng mừng trong kiếp làm người 86 năm của thầy.

Quen biết thầy qua cái duyên viết báo, rồi làm học trò của thầy, rồi… tính chịu khó làm việc của cả hai làm nên chất xúc tác gắn kết tình thầy trò ngày càng bền chặt. Tôi trẻ và chỉ có mỗi việc đọc, ngẫm nghĩ và viết, còn thầy thì nào là lên lớp, nào là hướng dẫn cao học, nghiên cứu sinh, làm công tác quản lý, tham gia công việc hội đoàn, dự hội nghị, viết tham luận, tham dự hội thảo, biên soạn sách giáo khoa, sách chuyên khảo, từ điển, viết báo, làm thơ… Việc nào, thầy cũng hoàn thành tốt. Việc gì thầy cũng nhiệt tình, chu đáo.

Nói đến sự nhiệt tình, chu đáo của thầy đối với anh em thân tình, tôi nhớ hồi đám cưới con trai tôi ở Hà Nội (2015), thầy và PGS-TS Đặng Ngọc Lệ đòi đi cho bằng được. Lúc ấy, sức khỏe của thầy đã có chiều suy giảm lắm rồi, tôi khuyên thầy ở nhà, vì rủi thời có chuyện gì, tôi không thể bỏ mặc thầy mà cũng không thể bỏ chuyện của con tôi. PGS-TS Đặng Ngọc Lệ cũng khuyên như vậy và thầy cũng đành chấp nhận không đi.

Thầy ơi! - Ảnh 1.

Thầy Trần Hữu Tá trong một lần dự hội nghị khoa học

Ngày về, chúng tôi ngồi uống cà phê kể chuyện đám cưới. PGS-TS Đặng Ngọc Lệ kể chuyện thời tiết Hà Nội làm bệnh nền của anh bộc phát. Đến hiệu thuốc, anh mô tả hình dạng viên thuốc và màu sắc, người ta đem ra 4 loại. Anh mừng rỡ chỉ loại thuốc mà anh thường dùng, nhờ vậy mới đủ sức ngồi dự một đám cưới vui vẻ. Nghe vậy, thầy cười và bảo có khi đi ra Hà Nội, thầy khỏe hơn. PGS-TS Đặng Ngọc Lệ cho rằng vì chơi với tôi nên bị lây tính khí Quảng Nam hay cãi.

Sự nhiệt tình, chu đáo của thầy từ dạy học đến ứng xử với mọi người, mọi giới, ai quen biết thầy đều có thể dẫn chứng nhiều chuyện tương tự.

Nói đến viết báo, thì hầu như tờ báo nào ở TPHCM mời thầy cộng tác, thầy đều sẵn sàng và dường như bài viết nào của thầy cũng được dùng, bởi tấm lòng nhân hậu, nhân cách mẫu mực của thầy thể hiện trong bài viết. Thầy viết rất nhanh. Ngày tôi còn làm báo, cần gấp bài nào trong lĩnh vực hiểu biết của thầy thì chỉ cần alo, vài giờ sau là có bài. Thầy cẩn thận từng dấu chấm, dấu phẩy nên tôi cũng học thêm thầy từ sự chuẩn mực ấy.

Ngày còn khỏe, thầy là cộng tác viên thân thiết của Báo Người Lao Động. Trong số báo Tết của Báo Người Lao Động, trước khi thầy nằm một chỗ cũng có bài thầy. Cách đây không lâu, Ban Biên tập Báo Người Lao Động có cử đoàn lên thăm thầy, nhưng không thấy đăng ảnh thầy, ai cũng hiểu thầy "khó" lắm rồi.

Đọc được bài báo trên, GS Phong Lê từ Hà Nội điện vào bằng giọng nghẹn ngào, cầu mong thầy sớm được giải thoát cái khổ của đời người. Nay, thầy đã thực sự giải thoát cõi đời ô trọc này. Buồn thì chắc những người thân quen với thầy đều thấy buồn, nhưng từ tối qua đến nay, ai cũng điện tới nói với tôi sự giải thoát ấy là hợp lý nhất, cứ xem như một trạm dừng, một chặng nghỉ cần thiết cho một đời người.

Nói thì nói thế, nhưng buồn lắm, xót lắm, thầy ơi!


PGS-TS, NGƯT TRẦN HỮU TÁ

Sinh ngày 16/10/1936. Nguyên quán Hưng Yên. Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Nguyên Trưởng Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TPHCM.

Từ trần lúc 20g20 ngày 27/11/2022 (ngày mồng 4/11 năm Nhâm Thìn). Hưởng thọ 87 tuổi.

Lễ Nhập quan: 8g ngày thứ hai (28/11/2022).

Lễ Động quan: 7g30 ngày thứ tư (30/11/2022).

Hỏa táng tại Trung tâm Bình Hưng Hòa.

Linh cữu quàn tại Vãng Sanh Đường chùa Xá Lợi, 89 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TPHCM.

Tác phẩm chính:

- Tổng tập Văn học Việt Nam (viết chung với Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Dung, T. 30 A), NXB KHXH, H, 1978.

- Tổng tập Văn học Việt Nam (viết chung với Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Dung, T. 30 B), NXB KHXH, H, 1978.

- Tổng tập Văn học Việt Nam (viết chung với Phan Cự Đệ, Hoàng Dung, T. 29 A), NXB KHXH, H, 1979.

- Văn học Việt Nam 1945-1954 (viết chung với Huỳnh Lý, Nguyễn Văn Long), NXB Giáo dục, H, 1981.

- Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 (viết chung với Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác), NXB Giáo dục, H, 1987.

- Văn học lớp 11 (chủ biên), sách giáo khoa (T.1, cải cách), NXB Giáo dục, H, 1991.

- Văn học lớp 11 (chủ biên), sách giáo viên (T.1, cải cách), NXB Giáo dục, H, 1991.

- Văn học lớp 12 (sách giáo viên (T.1, cải cách), viết chung với Hoàng Như Mai, Nguyễn Đăng Mạnh), NXB Giáo dục, 1992, v.v…

- Vũ Trọng Phụng hôm qua và hôm nay, NXB TPHCM, 1992.

- Nhà văn Vũ Trọng Phụng với chúng ta, NXB TPHCM, 1999.

- Nhìn lại một chặng đường văn học, NXB TPHCM, 2000.

- Từ bục giảng đến văn đàn, NXB Trẻ, TPHCM, 2016.

Và nhiều tác phẩm khác.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo