xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thi tốt nghiệp THPT: Chấm chéo dễ tiêu cực

HUY LÂN

Với tỉ lệ tốt nghiệp THPT ở nhiều địa phương lên đến gần 100%, liệu có cần tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT căng thẳng và tốn kém?

Sau khi bài viết “Xì-căng-đan chấm thi tốt nghiệp THPT ở ĐBSCL” đăng trên Báo Người Lao Động, tòa soạn tiếp tục nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc, của những giáo viên, chuyên gia có uy tín và rất tâm huyết với ngành giáo dục.

Không trừ điểm sai chính tả!?

TS Phạm Xuân Hậu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TPHCM), cho rằng việc 11 tỉnh ĐBSCL bắt tay nhau xây dựng hướng dẫn chấm thi tốt nghiệp THPT các môn thi tự luận thay cho hướng dẫn chấm thi của Bộ GD-ĐT, để cùng nhau nâng kết quả thi tốt nghiệp lên là việc làm không ổn và khó có thể chấp nhận được.
img
Học sinh Trường THPT Phan Ngọc Hiển, TP Cần Thơ làm thủ tục tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Ảnh: CA LINH
 
Về mặt pháp lý, xét về nội dung biên bản thống nhất hướng dẫn chấm thi môn ngữ văn của 11 tỉnh ở  ĐBSCL, cô Triệu Thị Huệ, tổ trưởng tổ văn Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - TPHCM, không khỏi phân vân. Cô nói: Khi nhận đáp án của Bộ GD-ĐT gửi cho các sở GD-ĐT, các hội đồng chấm thi đã cụ thể hóa, chi tiết hơn để thống nhất trong khi chấm nhưng hướng dẫn chấm thi của 11 tỉnh ở ĐBSCL lại quá mở khiến nhiều bài thi không đạt yêu cầu vẫn có điểm. Việc này gây thiệt thòi cho thí sinh các địa phương khác chấm theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
 
Ví dụ, câu 1 của đề văn năm nay có tối đa 2 điểm nhưng chiếu theo hướng dẫn chấm thi của Bộ GD-ĐT, rất hiếm thí sinh đạt điểm tối đa mà chỉ đạt khoảng từ 1 đến 1,5 điểm. Nếu dựa theo hướng dẫn của 11 tỉnh ở ĐBSCL để chấm thi, nhiều thí sinh dễ đạt điểm tối đa vì viết thế nào cũng có điểm. Các câu khác cũng tương tự và như vậy điểm thi của thí sinh ở ĐBSCL sẽ cao hơn. Nghiêm trọng hơn, hướng dẫn chấm thi của 11 tỉnh ĐBSCL lại lưu ý giáo viên chấm thi không trừ điểm lỗi chính tả. “Mục đích của dạy văn rất rõ ràng là hướng các em sử dụng tiếng Việt trong sáng, câu văn đúng, chính tả đúng, trình bày rõ ràng, dễ hiểu… nhưng với lưu ý không trừ điểm lỗi chính tả thì tôi không biết môn văn sẽ đi về đâu!?” - cô Huệ phân vân.

Chỉ cần kỳ thi ĐH

Với tư cách là một giáo viên dạy môn ngữ văn đã 28 năm, tôi thấy cần phải thay đổi. Nếu như chưa có giải pháp nào tích cực hơn cho kỳ thi thì hãy quay lại với cách chấm thi như những năm 2008 trở về trước, để đỡ tốn kém, đỡ tiêu cực hơn.
Giáo viên Trần Thị Mai Hồng (tổ trưởng tổ văn Trường THPT Thủ Thiêm-TPHCM)
Cô Trần Thị Mai Hồng, tổ trưởng tổ văn Trường THPT Thủ Thiêm – TPHCM, cho rằng đã thực hiện được 3 năm nhưng việc chấm chéo, thi cụm mà Bộ GD-ĐT áp dụng đã không phát huy tác dụng, trái lại còn gây tốn kém và phát sinh tiêu cực nhiều hơn. 

GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng nếu như tất cả các địa phương thực hiện nghiêm chuyện thi cử thì không có vấn đề gì nhưng nếu chỗ này, chỗ kia làm khác nhau, bệnh thành tích sẽ trỗi dậy. Nhìn toàn cục kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, ông Quân cho rằng tỉ lệ tốt nghiệp do các địa phương công bố quá cao, có nơi đỗ gần 100%. “Kết quả tốt nghiệp gần 100%, nó giống như tốt nghiệp bậc tiểu học. vậy có cần tổ chức kỳ thi tốt nghiệp nữa không?” - GS Trần Hồng Quân đặt câu hỏi.

TS Phạm Xuân Hậu cho rằng thi cụm, chấm chéo đã không còn tác dụng, cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Năm đầu thực hiện “hai không”, viện Nghiên cứu Giáo dục - ĐH Sư phạm TPHCM cử thành viên tham gia đoàn thanh tra và thực hiện rất nghiêm quy chế thi nên năm đó, tỉ lệ tốt nghiệp THPT ở các địa phương giảm sút đáng kể. Nhiều cán bộ làm công tác thanh tra cho biết những năm sau, công tác thanh tra nới dần, không dám làm căng như năm đầu.

TS  Phạm Xuân Hậu cho biết Viện Nghiên cứu Giáo dục đã nhiều lần đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, thay vào đó là cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình lớp 12 hệ 12 năm. Nếu có thi thì chỉ tổ chức thi ĐH vì xét kết quả trong học bạ để làm căn cứ tuyển sinh vào ĐH như nhiều nước đã làm, còn ở ta chưa thể làm được.

Bộ GD-ĐT chưa nhận đủ báo cáo

Tin từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết đến cuối giờ chiều 22-6, Bộ GD-ĐT vẫn chưa nhận đủ báo cáo xác minh vụ các sở GD-ĐT khu vực ĐBSCL tự thống nhất hướng dẫn chấm thi môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Theo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, sau khi tập hợp đầy đủ các báo cáo của 11 sở GD-ĐT, bộ GD-ĐT mới có phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận cuối cùng.

Đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT cũng chưa có số liệu chính thức về tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT trung bình trên cả nước. Một chuyên gia cho biết do một số số liệu cần phải kiểm tra lại nên bộ chưa thể công bố kết quả.
Y.Anh
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo