xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tích hợp môn lịch sử: Chưa ổn

Bảo Trân thực hiện

Đây là nhận xét của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, TS Trịnh Ngọc Thạch, về việc tích hợp môn lịch sử với các môn học khác

Phóng viên: Quan điểm của ông về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) dự kiến tích hợp môn học lịch sử với môn giáo dục công dân và an ninh quốc phòng?

- Ông Trịnh Ngọc Thạch: Hiện Bộ GD-ĐT chưa trao đổi với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về phương án tích hợp môn lịch sử với các môn khác.

 

img

 

Tuy nhiên, theo Nghị quyết về đổi mới sách giáo khoa do Quốc hội ban hành năm 2013, định hướng các lớp từ THCS trở xuống sẽ tích hợp mạnh, các lớp từ THPT trở lên thì phân hóa. Những môn gần nhau thì có thể tích hợp. Chẳng hạn, các môn về tự nhiên, các môn về xã hội (như văn, sử, địa) có thể tích hợp lại.

Phương pháp tích hợp ở cấp thấp (THCS) là xu hướng của thế giới, càng lên cao thì càng phân hóa sâu. Tất nhiên, không thể yêu cầu học sinh thuộc làu làu lịch sử, đó là phương pháp dạy cổ điển, mà phải nắm sự kiện theo cách hiểu vấn đề, hiểu sự kiện.

Lịch sử là môn học trước nay học sinh vẫn xem nhẹ nên khi tích hợp thì phải xem xét cách giảng dạy lồng ghép với các môn khác như thế nào. Tuy nhiên, nếu tích hợp môn sử với các môn mà không gần với sử thì chính là làm khó cho giáo viên và người học cũng không học. Tích hợp môn sử với môn giáo dục công dân hay quốc phòng an ninh thì không phù hợp lắm.

Vậy có giải pháp nào khác ngoài chuyện tích hợp môn sử để tạo niềm đam mê, ham thích học sử cho học sinh?

- Chúng ta có thể tham khảo một số cách của các nước trên thế giới. Dạy sử có nhiều cách chứ không chỉ là giảng dạy đơn thuần như chúng ta hiện nay. Theo tôi, có thể học sinh nước ta không phải không thích học sử mà là cách dạy, người dạy chưa khuyến khích, chưa tạo được sự ham thích với môn sử cho các em.

Với lịch sử, cá nhân ông cho rằng giải pháp nào để dạy, học môn này tốt hơn?

- Theo tôi, việc áp dụng nhiều phương pháp khác nhau là rất cần thiết. Thầy dạy sử phải đóng 2 vai, vừa là nhà khoa học lịch sử song đồng thời phải là nhà sư phạm; truyền đạt lịch sử phải bằng phương pháp sư phạm nào đó để học sinh dễ tiếp thu hơn, thích học hơn.

Tích hợp môn lịch sử phải căn cứ trên nguyên tắc nghị quyết của Quốc hội. Tích hợp thế nào là việc nghiên cứu của các nhà sư phạm, tích hợp các môn gì với nhau, nhóm môn gì với nhau thì phải gần gũi, dễ liên thông. Nên tích hợp theo nhóm khoa học mà xưa nay chúng ta đã phân định, chẳng hạn nhóm nhân văn (sử, văn), còn xã hội lại khác. Ghép nhân văn với xã hội chưa chắc đã ổn.

Vừa rồi, Bộ GD-ĐT đưa ra phương án tích hợp như thế nào mà khiến dư luận rất hoang mang?

- Theo tôi, chưa nên lo lắng sớm quá mà phải thực hiện theo chủ trương của Bộ GD-ĐT. Bộ phải đứng ở vai trò chỉ đạo, hướng dẫn xã hội chứ không phải để xã hội tùy chọn. Song, Bộ GD-ĐT phải lưu ý rằng việc tích hợp và giảng dạy phải đi đôi với nhau. Phải đưa ra phương pháp giảng dạy đồng thời với việc tích hợp, chứ không thể nào làm riêng rẽ. n

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo