Tuy nhiên, ngành học MN của thành phố còn gặp nhiều khó khăn như trường, lớp, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu; còn nhiều cơ sở nuôi dạy trẻ tư nhân hoạt động không hợp pháp, để xảy ra tình trạng người giữ trẻ có hành vi ngược đãi, hành hạ trẻ, gây bức xúc trong xã hội… Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND TP nghiên cứu, xây dựng Đề án hỗ trợ giáo dục MN trên địa bàn TP và thống nhất các nội dung cơ bản.
Theo đó, về tỉ lệ các trường MN công lập, ngoài công lập trên địa bàn TP đến năm 2020, thực hiện theo lộ trình sau: Tăng tỉ lệ trẻ học nhà trẻ tại trường MN công lập lên 40%, trẻ học mẫu giáo tại trường MN công lập lên 60%, trẻ học nhà trẻ tại trường MN tư thục lên 50%. Giảm tỉ lệ trẻ học nhà trẻ tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập xuống còn 10%. Tăng tỉ lệ trẻ học mẫu giáo ở các trường MN tư thục lên 35%, giảm trẻ học mẫu giáo ở các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập xuống còn 5%.
Triển khai thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ MN từ 6 đến 18 tháng tuổi trên địa bàn TP HCM từ năm 2014 đến 2020 như sau: Năm 2014-2015, triển khai thực hiện thí điểm ở 8 quận, huyện: Bình Chánh, Bình Tân, Củ Chi, Nhà Bè, Tân Phú, Thủ Đức, quận 7, quận 12. Trong đó, mỗi quận, huyện thực hiện 1 đến 2 trường MN công lập. Năm học 2015-2016, thực hiện thí điểm ở 12 quận, huyện (thêm 4 quận: 9, 11, Gò Vấp, Tân Bình), đồng thời khuyến khích các quận, huyện có điều kiện đăng ký thực hiện. Năm 2016-2017, thực hiện toàn địa bàn TP. Năm 2017-2018 và những năm tiếp theo, các quận, huyện tập trung mở rộng số trường nhận trẻ và nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ từ 6 tháng tuổi.
Bình luận (0)