xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trẻ học tiếng Anh sao cho tốt?

Đặng Trinh

Chi phí để mỗi phụ huynh đầu tư cho con học tiếng Anh hằng tháng không phải nhỏ nhưng đầu tư thế nào để mang lại hiệu quả thì không phải gia đình nào cũng biết

Sau khi Báo Người Lao Động đăng bài “Đổ xô săn chứng chỉ tiếng Anh”, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng không cần phải quan tâm lứa tuổi nào bắt đầu học tiếng Anh là tốt nhất mà quan trọng là học như thế nào cho hiệu quả. Các trung tâm ngoại ngữ không phải là “cây đũa thần” để cải thiện tiếng Anh cho học sinh (HS).

Lợi thế sĩ số: Chưa đủ

Một chuyên gia giáo dục phân tích: Chi phí trung bình hiện nay mỗi gia đình bỏ ra cho con học tiếng Anh tại các trung tâm không dưới 5 triệu đồng/tháng. Phụ huynh (PH) cứ đổ xô cho con đi học, thấy con mình kém bạn, dù chỉ 1 điểm thôi so với bạn là tìm mọi cách nhồi nhét để con bằng điểm hoặc cao hơn. “Cứ nhìn những ngày cuối tuần, các trung tâm ngoại ngữ đông nghịt PH đưa đón con em đến luyện thi hay học thêm là đủ biết sự đầu tư cho con học ngoại ngữ trong các gia đình ở Việt Nam rất cao” - chuyên gia này nói.

Ông Cao Huy Thảo, Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt - Úc, cho biết lâu nay chúng ta cứ đổ lỗi cho giáo viên (GV) tiếng Anh quá tệ để rồi PH tìm đến các trung tâm ngoại ngữ như một giải pháp cứu vãn nhưng không phải GV phổ thông nào cũng dở. Vấn đề đặt ra là trong 1.000 HS thì mục đích, động cơ học tiếng Anh của mỗi HS sẽ khác nhau. Cái sai là đổ đồng mục tiêu cho tất cả các đối tượng, khi không đạt được thì quay sang đổ lỗi cho nhà trường, cho GV.
img
Giờ học tiếng Anh của học sinh Trường Tiểu học Sư phạm Thực hành, quận 3, TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Ở một góc độ khác, ông Trịnh Quang Đồng, thành viên HĐQT Trường Quốc tế Canada, cho rằng việc dạy tiếng Anh trong các trường phổ thông hiện nay đang lệch lạc. Nên hiểu rằng tiếng Anh được xem là sinh ngữ chứ không phải ngoại ngữ. “Chính vì cách dạy chỉ đối phó với thi cử nên không thể trách PH phải trông chờ may rủi vào các trung tâm ngoại ngữ. Nếu xem học tiếng Anh là một sinh ngữ, tức là học để giao tiếp, làm việc, đọc - hiểu chứ không phải trở thành những nhà ngôn ngữ tiếng Anh thì hiệu quả sẽ cải thiện” - ông Đồng nói.

Bà Nguyễn Hoàng Diễm Trang, tổ trưởng tổ tiếng Anh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4, TP HCM), khẳng định chương trình tiếng Anh tăng cường (TATC) của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM hiện nay đã thể hiện sự tiến bộ, rất nhiều PH muốn cho con mình vào các lớp TATC. Hiện nay, việc dạy tiếng Anh được hỗ trợ nhiều từ các phần mềm, do vậy việc phối hợp giữa PH với nhà trường trong việc dạy và học tiếng Anh cho trẻ là rất quan trọng. “Chương trình tiếng Anh bậc tiểu học như vậy là đủ. Nếu đưa trẻ đến các trung tâm thì các em sẽ quá tải. Các trung tâm ngoại ngữ chỉ có lợi thế vì sĩ số (ít HS) nhưng họ chỉ dạy lướt và không phân biệt trình độ HS. Lợi thế này chưa đủ.

Thay đổi cách dạy

Tại Trường Tiểu học Nguyễn Trung Ngạn (quận 8, TP HCM), ở kỳ thi cấp độ Starters vừa qua, trong 107 HS dự thi, chỉ còn 20 HS chưa đủ chuẩn 10 shield, trong khi đó các em hoàn toàn không học thêm. “Để đạt được kết quả trên, GV chúng tôi chịu cực thêm một chút vì sĩ số lớp vẫn đông, trong khi phải quan tâm và rèn từng em một, qua đó, có thể khẳng định chương trình tiếng Anh do Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM phân phối hiện nay là đủ” - bà Huỳnh Lê Anh Thy, tổ trưởng tổ tiếng Anh của trường này, cho biết.

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng để học tiếng Anh hiệu quả, phải thay đổi cả hệ thống. Ông Lê Huy Lâm, nguyên giáo viên tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm TP HCM, phân tích điểm yếu của giáo dục chúng ta nói chung là học không gắn với hành. Người ta chê HS kém tiếng Anh chẳng qua là chê tiếng Anh thực hành. Đối với các môn học khác, không cần lớp học có sĩ số ít nhưng riêng với môn tiếng Anh mà mỗi lớp có đến 50-60 HS như hiện nay thì không thể thực hành hiệu quả. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải có thầy giỏi thì mới có trò giỏi. Khảo sát chất lượng GV tiếng Anh trên cả nước vừa qua thì thấy Hà Nội, TP HCM có dưới 10% GV đạt chuẩn (mà là chuẩn thấp, IELTS 6.5) thì làm sao hy vọng chất lượng tăng lên. Còn muốn có GV đủ chuẩn để giảng dạy thì kinh phí không kham nổi. Việc thuê GV bản ngữ dạy một số tiết được nhìn nhận là một cố gắng tích cực nhưng chưa đủ, bởi vấn đề là chất lượng của những tiết này rất không đồng đều. Việc thuê GV bản ngữ chỉ được xem là một biện pháp tình thế, hoàn toàn không mang tính căn cơ.

“Muốn dạy ngoại ngữ có chất lượng thì phải dạy kỹ năng. Cách dạy hiện nay của ta từ trong sách giáo khoa đã nặng về ngữ pháp và đọc - hiểu. Nhìn qua đã thấy vấn đề nhưng sửa chữa thì cực khó như cần thầy giỏi để thị phạm, cần giáo trình tốt, phân tiết linh hoạt để thực hành, cần không gian để luyện tập… và những thứ này không phải muốn là thay đổi được ngay” - ông Lê Huy Lâm nói.

Nghịch lý

Ông Lê Huy Lâm cho biết điểm quan trọng khác nữa mà trong lý thuyết dạy học người ta gọi là hiệu ứng phản hồi, không thể đòi GV phải dạy cho HS kỹ năng nghe - nói tốt khi bài thi kiểm tra học kỳ, cuối năm, hết cấp và vào ĐH chỉ có hình thức tự luận mà chủ yếu là ngữ pháp và đọc hiểu. Vậy thì GV dạy cho HS nghe - nói tốt để làm gì, để HS thi trượt và GV lãnh đủ hậu quả sao? Đó là một nghịch lý...


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo