Theo thông tin mới nhất thì Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa báo cáo với Thường trực Chính phủ về phương án tổ chức kỳ thi THPT 2020. Theo phương án này thì kỳ thi THPT quốc gia với hai mục đích là xét tốt nghiệp THPT và căn cứ để các trường ĐH, CĐ xét tuyển sẽ trở thành kỳ thi với một mục đích là để công nhận tốt nghiệp THPT.
Đón xem chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2020 - phát sóng trên kênh HTV Key vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần
Sự thay đổi này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ôn tập của các em học sinh, vốn đã quen với các dạng đề thi, môn thi của các kỳ thi THPT quốc gia các năm trước; đặc biệt, các trường ĐH sẽ phải thay đổi các thức xét tuyển để phù hợp với tình hình hiện nay.
Để giáp đáp những băn khoăn trên, chương trình mơi các vị khách là các chuyên gia tuyển sinh, hướng nghiệp:
- TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng Ban công tác sinh viên, ĐHQG TP HCM
- ThS Trần Đình Huyên, Trưởng Ban Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, cơ sở 2 tại TPHCM
- ThS Nguyễn Văn Tài, Phó Ban Tuyển sinh- Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM.
- ThS Trần Hồng Quỳnh, Phó Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Các khách mời sẽ cùng trao đổi và trả lời câu hỏi của phụ huynh, học sinh.
Chuỗi chương trình tư vấn trực tuyến – truyền hình giúp các em có thêm nhiều thông tin bổ ích, chính xác về kỳ thi THPT 2020, cập nhật đề án tuyển sinh của các trường cũng như thông tin về ngành nghề, cách thức chọn ngành, chọn trường phù hợp…
Chương trình "Đưa trường học đến thí sinh 2020" được tài trợ chính bởi Công ty CP Phân bón Bình Điền cùng các nhà tài trợ: Tập đoàn Vingroup - Công ty CP; Công ty CP Vinamit; Sun World Bà Nà Hills; Công ty CP Xe khách Phương Trang Futa BusLines và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
Chương trình được phát sóng trên kênh HTV Key vào lúc 11 giờ đến 12 giờ thứ bảy, và phát lại vào lúc 9 đến 10 giờ chủ nhật hàng tuần.
PHẦN TƯỜNG THUẬT TRỰC TUYẾN (đang cập nhật)
Đúng 9 giờ, các vị khách mời đã có mặt để sẵn sàng trao đổi cùng chương trình.
Khách mời tham dự chương trình sáng 23-4
Ths Tâm lý Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy - dẫn chương trình bắt đầu phần trao đổi: Như các vị khách mời đã biết, kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015 đến năm 2019 đã kế thừa kỳ thi "3 chung" trước đây, và qua 5 năm, kỳ thi mỗi năm có sự điều chỉnh như từ thi tự luận sang trắc nghiệm, rồi từ 8 môn thi chuyển qua 3 môn bắt buộc và 2 tổ hợp tự chọn là khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Kỳ thi này vừa để xét tốt nghiệp vừa để xét tuyển ĐH. Với việc Bộ GD-ĐT vừa trình phương án thi mới chỉ còn một mục đích là để tốt nghiệp THPT, các vị khách mời có thể chia sẻ về những tác động của việc thay đổi phương án thi trong thời điểm này, liệu có khiến thí sinh và các trường ĐH "trở tay không kịp"?
ThS Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy
- TS Lê Thị Thanh Mai, chia sẻ: Chúng ta vừa nghe công bố của bộ về thay đổi trong kỳ thi THPT quốc gia, chúng ta cũng đã nghe thấy dư luận, nếu 90-100 % tỷ lệ đậu tốt nghiệp hàng năm thì có nên tổ chức hay không, chúng ta cũng vừa trải qua dịch bệnh với rất nhiều khó khăn thì có nên tổ chức hay không?
Điều đầu tiên xuất phát đầu tiên của bộ từ nhiều năm nay, từ khi Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung ban hành, bộ đã định hướng cho các trường tự chủ tuyển sinh. Để thực hiện tự chủ thì các trường phải thành lập hội đồng trường, đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nhưng đến nay chỉ khoảng 10% trường thành lập hội đồng trường, các trường đạt chuẩn kiểm định có khả quan hơn nhưng cũng không đạt 100%.
Nếu thực hiện luật thì các trường chưa đủ thực hiện quyền tự chủ, câu hỏi đặt ra là như vậy có tự chủ tuyển sinh được hay không? Vì vậy bộ phải có hướng dẫn. Đối với thí sinh nếu chỉ để tốt nghiệp thì khong có gì khó khăn cả Tuy nhiên, có tới 70% thí sinh muốn sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Các em cũng có 1 năm để chuẩn bị theo phương thức này, vậy thì các em sẽ gặp lúng túng. Đối tượng thứ 2 bị ảnh hưởng là những em thí sinh tự do, 10% thí sinh tự do sẽ rất khó khăn trong học tập để thi lại. Các trường ĐH, nhiều năm rồi sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển cũng sẽ bị ảnh hưởng, và lo lắng. Riêng với ĐHQG TP HCM, để chuẩn bị cho một kỳ thi phải chuẩn bị cả 10 năm từ khâu chuẩn bị cho đến tổ chức và đánh giá tác động.
TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng Ban Công tác Sinh viên - ĐHQG TP HCM
- ThS Trần Đình Huyên: Thời điểm này, các trường vẫn chưa công bố phương án tuyển sinh chính thức. Riêng Trường ĐH Ngoại thương, trường đang cân nhắc rất kỹ để đưa ra phương án tuyển sinh 2020. Theo tôi nghĩ, các trường sẽ cân nhắc kỹ để đưa ra phương án chính thức để giảm tác động đến thí sinh.
Các khách mời cùng trao đổi về thay đổi của kỳ thi THPT năm 2020
- ThS Nguyễn Văn Tài: Bộ GD-ĐT ra cơ chế thi mới sẽ ảnh hưởng đến các đối tượng thí sinh chú trọng thi vào các trường ĐH bằng các nhóm ngành nên chỉ ôn môn chính, bây giờ lại phải ôn luyện thêm 2 môn khác. Ví dụ: ban Tự nhiên thay vì thí sinh chỉ cần ôn toán lý hóa thì phải nay phải ôn thêm sinh, lý. Đối với kỳ thi này chỉ một số trường lấy điểm để xét tuyển, đa phần các trường vẫn lấy kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển, nên năm nay chỉ tiêu sẽ giảm só với năm ngoái. Tại trường dự kiến sẽ điều chỉnh cơ cấu chỉ tiêu tuyển sinh, thay vì năm ngoái 80% chỉ còn 40%, đẩy các hình thức xét tuyển khác lên. Với mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh các trường sẽ tìm cách hỗ trợ thí sinh hết mức nên không cần phải lo lắng quá, phải cố gắng tập trung ôn luyện, lựa chọn trường phù hợp.
- ThS Trần Hồng Quỳnh: Với những thay đổi này, các em thí sinh cần nắm thông tin tuyển sinh của từng trường, ngành mà các em quan tâm. Hiện nay, những trường đủ điều kiện tự chủ như TS Nguyễn Thị Thanh Mai chia sẻ thì sẽ tự chủ quyết định phương án tuyển sinh cho riêng trường mình.
.MC Dạ Thy: Trước đây thì chúng ta vẫn kỳ vọng kỳ thi THPT quốc gia 2020 vẫn giữ ổn định như 5 kỳ thi đã diễn ra. Và đây là kỳ thi cuối cùng thực hiện theo Luật Giáo dục hiện hành, vì từ tháng 7-2020 Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung sẽ có hiệu lực, khi đó kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2021 sẽ thay đổi. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid - 19, kỳ thi THPT 2020 có rất nhiều thay đổi mà chúng ta không thể lường trước, như quý vị khách mời vừa trao đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi của một kỳ thi thì sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề như quy chế thi, quy chế tuyển sinh… Theo TS Lê Thị Thanh Mai, với thời gian rất gấp gáp, liệu những quy chế trên có thể ban hành kịp hay không? Và cô có gì băn khoăn với phương án thi mới hay không?
- TS Lê Thị Thanh Mai: Đối với các trường ĐH lúc này thì làm sao tuyển được đúng đối tượng thí sinh. Khi các trường chuẩn bị phương án tuyển sinh phải có nghiên cứu, đánh giá trong thời gian rất dài. Tuy nhiên, nói như thế không phải các trường sắp tới phải trải qua thời gian dài mới tổ chức được một kỳ thi. Trong thời gian này các trường ĐH sẽ điều chỉnh phương án tuyển sinh, nếu tổ chức một kỳ thi riêng sẽ không kịp vì lãng phí tốn kém, có thể sẽ liên minh tuyển sinh sử dụng kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM.
Đối với các trường, việc xây dựng quy chế, quy định của một trường cũng không khó khăn gì. Nhưng quy chế của bộ, quy định của bộ thì có tác động rất lớn, vì thế phải chờ hướng dẫn tiếp theo của bộ. Trong lúc này, nhiều trường cũng phải truyền thông lại về những điều chỉnh, thay đổi. Thí sinh cũng không nên lo lắng vì để tuyển được thí sinh thì các trường sẽ không đánh đố các em. Thí sinh cần xác định mình muốn làm điều gì trong tương lai, để làm được việc đó thì học ngành nào, ngành đó thì có ở những trường nào. Khoanh vùng các trường mình yêu thức. Xem các phương thức tuyển sinh và quyết định. Nếu các trường liên minh sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM, thì không có gì khó khăn, nếu thí sinh vẫn mong muốn tham gia kỳ thi này thì lên trang web để thử làm các đề thi mẫu.
. Bộ GD-ĐT cho rằng việc xét tuyển ĐH, CĐ năm nay sẽ thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo Luật Giáo dục ĐH. Vậy theo thầy, các trường ĐH tốp trên nói chung và Trường ĐH Ngoại thương nói riêng sẽ điều chỉnh phương án tuyển sinh thế nào để nguồn tuyển đạt chất lượng?
- ThS Trần Đình Huyên, trả lời: Theo tôi được biết, cho đến thời điểm hiện nay không chỉ Trường ĐH Ngoại thương mà rất nhiều trường ĐH trong cả nước vẫn chưa công bố phương án tuyển sinh chính thức năm 2020. Hiện Trường ĐH Ngoại thương đang chờ quyết định chính thức của Chính phủ về kỳ thi THPT và cân nhắc kỹ các phương án tuyển sinh năm 2020 trước khi công bố nhằm đảm bảo lợi ích của thí sinh nhưng cũng cần có sự phân hóa để đảm bảo nguồn tuyển đạt chất lượng, khả năng sẽ có điểm khác so với phương án đã dự kiến ban đầu (dự kiến thời gian công bố trước ngày 15/05/2020).
Dự kiến, nếu Chính phủ quyết định không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, Trường Đại học Ngoại thương (trong đó có CSII tại TP Hồ Chí Minh) sẽ phối hợp với ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi riêng tại 2 địa điểm là Hà Nội và TP. HCM, bao gồm các bài thi Toán, Khoa học tự nhiên, Văn và Ngoại ngữ với cách thức và nội dung thi tương ứng như bài thi của THPT Quốc gia các năm trước; Thời gian tổ chức thi dự kiến là ngày 25/07/2020 Trong trường hợp này, nhà trường vẫn sẽ duy trì 03 phương thức tuyển sinh từ các năm trước (xét tuyển thẳng, 2 phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ Quốc tế) đồng thời bổ sung thêm 01 phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi được tổ chức riêng. Dự kiến Nhà trường sẽ tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi để xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại thương (trong đó bao gồm Cơ sở II tại TP HCM) trên hệ thống đăng ký trực tuyến của Trường từ ngày 01/06/2020.
Ths Trần Đình Huyên, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP HCM
- ThS Trần Hồng Quỳnh, trả lời: hiệ nay phương thức xét tuyển học bạ được nhiều trường sử dụng, tỳ theo đặc thù từng ngành, nghề. Việc xét tuyển học bạ giúp trường lựa chọn được thí sinh vì xét theo phương thức này đánh giá toàn diện quá trình học. Mỗi trường, ngành đều có tổ họp môn phù hợp nên thí sinh cần theo dõi thông tin của mỗi trường mà mình quan tâm. Thời gian xét tuyển của các trường cũng khác nhau nên thí snh cần lựa chọn thời điểm đăng ký nào để tối ưu hoá lựa chọn của mình. Với việc xét học bạ, thí sinh sẽ giảm căng thẳng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Với những thí sinh đã tốt nghiệp, việc xét tuyển bằng học bạ sẽ dễ dàng hơn. Cùng với xét học bạ, trường cũng xét tuyển từ kỳ thi tuyển sinh riêng do trường tổ chức; xét từ kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM; Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT… Với thí sinh có kết quả cao, trường có chính sách học bổng, giảm học phí…. Mỗi năm trường dành trên 20 tỉ đồng cấp học bổng cho sinh viên. Chính sách học bổng đều phân bổ công bằng cho các phương thức xét tuyển.
ThS Trần Hồng Quỳnh, Phó Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
. Đối với việc đăng ký nguyện vọng, mọi năm thí sinh không giới hạn nguyện vọng đăng ký vào ĐH, riêng năm nay TS có thể lưu ý gì cho thí sinh trong việc đăng ký nguyện vọng? Cô cũng có thể chia sẻ đôi chút về xu hướng chọn ngành nghề của thí sinh những năm vừa qua ? Việc chọn ngành của các em có dựa trên dự báo nhu cầu nguồn nhân lực các ngành nghề không, thưa cô?
-TS Lê Thị Thanh Mai, trả lời : Về xu hướng chọn ngành nghề, trong thời gian Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thì 2 chung vừa qua, khối ngành có thí sinh chọn cao là khối ngành nhân văn, báo chí, khoa học xã hội, dịch vụ, khách sạn du lịch…tuy nhiên không phải trong khối ngành này, thì ngành nào cũng đông thí sinh lựa chọn. Chính vì điều này, những trường tuyển những ngành có đông thí sinh chọn cũng sẽ rất lo, vì phải tạo ra môi trường cạnh tranh sao cho chọn được những thí sinh tốt nhất, ra trường có chất lượng đào tạo tốt nhất. Khối ngành thứ hai là kinh doanh, quản lý, pháp luật. Khối ngành thứ ba là Khoa học sức khoẻ Khối ngành thứ tư là Công nghệ kỹ thuật sản xuất, chế biến Về câu hỏi có nên sử dụng kết quả dự báo nguồn nhân lực? Theo nguyên tắc chọn ngành nghề là các em phải phù hợp với nghề nghiệp, năng lực của mình, tham khảo dự báo nguồn nhân lực. Theo quy định các trường khi mở ngành phải công bố nhu cầu nguồn nhân lực. Tuy nhiên các em phải căn cứ vào chính khả năng phù hợp và năng lực của mình. Hiện nay, đang băn khoăn nếu các trường sử dụng kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia thì các em đăng ký nguyện vọng thế nào? Có như các năm trước đây hay thay đổi. Nếu như cũ thì những trường muốn tuyển được thí sinh và chốt nguyện vọng sớm thì thí sinh muốn chuyển nguyện vọng sang trường khác sẽ ra sao? Điều này phải chờ thông tin tiếp theo. Trong thời gian này, các em nên cân nhắc để đăng ký ngành phụ hợp với bản thân, tìm hiểu ngành ở các trường, xếp theo thứ tự ưu tiên.
TS Lê Thị Thanh Mai
.Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP HCM chủ yếu đào tạo các ngành khối kinh tế. Theo ThS Huyên thi xu hướng chọn khối ngành kinh tế liệu có nhiều biến động hay không trong năm nay? Những ngành nào của trường những năm vừa qua hút thí sinh và điểm chuẩn cao nhất thưa thầy?
- ThS Trần Đình Huyên, trả lời: Là trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực kinh tế ngoại thương và kinh doanh quốc tế nên trong suốt thời gian qua số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương tương đối ổn định, không có sự biến động lớn. Theo quan điểm cá nhân, tôi nghĩ, năm 2020 vẫn không thay đổi và sẽ không có sự biến động về số lượng thí sinh đăng ký vào Trường Đại học Ngoại thương nói riêng và trường ĐH có đào tạo khối ngành kinh tế nói chung. Tại CSII, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của chuyên ngành Kinh tế đối ngoại nhiều hơn nên số lượng thí sinh đăng ký vào chuyên ngành này nhiều hơn và điểm chuẩn trúng tuyển cũng cao hơn một ít so các chuyên ngành còn lại. Năm 2019, điểm chuẩn trúng tuyển của chuyên ngành Kinh tế đối ngoại dựa trên điểm thi THPT Quốc gia dành cho Khối A00 là 26,55 (các Khối còn lại thấp hơn 0,5 điểm: 26,05)
Đài truyền hinh TP HCM thu, phát sóng toàn bộ chương trinh trên HTV Key
.Để vực dậy nền kinh tế sau dịch Covid-19, chắc hẳn rất nhiều thí sinh quan tâm đến khối ngành kinh tế, tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM hiện có những ngành nào liên quan đến kinh tế và trường có chính sách hỗ trợ sinh viên như thế nào?
- ThS Nguyễn Văn Tài, trả lời : Nhóm ngành liên quan đến kinh tế : tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh quốc tế, kế toán. Hiện tại nhà trường trong qúa trình thống kê lượng đăng kí và nhập học của thí sinh, đứng thứ 2 sau khối ngành công nghệ thực phẩm. Thực tế, nhà trường chú trọng bắt tay liên ngành, đào tạo kinh tế theo hướng thực phẩm, là trong quá trình xây học nhà trường mời các doanh nghiêp liên quan đến thực phẩm đến nói chuyện với sinh viên. Tại các doanh nghiệp thực phẩm ngoài những nhóm ngành liên quan đến công nghệ thực phẩm còn tuyển đến các ngành quản trị, kế toán cho các công ty. Các suất học bổng có hằng năm, sinh viên học năm 2 năm 3 có điểm số tốt sẽ được học tập tại Thái Lan sau đó làm việc tại công ty CP.
Tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh nhà trường có đào tạo thực tế ảo mô phỏng thị trường chứng khoáng, và ngay giai đoạn này trường đã triển khai việc học trực tuyến, tỷ lệ tham gia đông, nhà trường cam kết giảm 25% học phí của môn học trực tuyến. Mọi năm, tất cả các nguồn thu trường sẽ gửi ngân hàng, lấy lãi suất và thêm 7% của Bộ, tổng sẽ gần 20 tỉ để tổ chức các hoạt động như : học bổng, các hoạt động liên quan, đào tạo kỹ năng mềm, đổi mới sáng tạo cho các bạn sinh viên…Khối ngành kinh tế hiện tại có nhu cầu cao, các sinh viên sau khi ra trường có thể làm tại các công ty vốn Việt Nam tại nước ngoài, là nguồn lực cần thiết sắp đến của thị trường nước ngoài trong nước, với mức lương cao.
ThS Nguyễn Văn Tài
. Trường ĐH Ngoại thương Cơ sở 2 tại TP HCM thường kết hợp xét tuyển chứng chỉ quốc tế với các phương thức khác cho các chương trinh đào tạo bằng tiếng Anh, cụ thể là thế nào thưa thầy? (Mỹ Hạnh, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP HCM)
-Thạc sĩ Trần Đình Huyên, trả lời: Như Thầy đã trình bày, dự kiến, nếu Chính phủ quyết định không tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, Trường Đại học Ngoại thương (trong đó có CSII tại TP. Hồ Chí Minh) vẫn sẽ duy trì 03 phương thức tuyển sinh từ các năm trước là: Xét tuyển thẳng; Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập lớp 10, lớp 11 và HK1 lớp 12 đối với học sinh Trường chuyên/ lớp chuyên; Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPT Quốc gia; Đồng thời năm nay bổ sung thêm 1 phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi được tổ chức riêng.
. Con thích đạo diễn điện ảnh và truyền hình, con được biết Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có đào tạo ngành này, cho con biết điều kiện thi tuyển ra sao, con cảm ơn (Diệu Hằng, quận 4- TP HCM)
-ThS Trần Hồng Quỳnh, trả lời: Ngành nghề mà em đang yêu thích là ngành rất hot, những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ giải trí, nhất là những người làm đạo diễn để tạo ra một sản phẩm nghệ thuật tốt nhất. Cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ từ làng giải trí dẫn đến sức hút mạnh mẽ của các ngành thuộc lĩnh vực giải trí, văn hóa nghệ thuật cũng bị ảnh hưởng không kém. Chính vì thế, ngành Diễn viên Điện ảnh – Truyền hình là một trong những ngành đang được đẩy mạnh đào tạo tại các Trường đại học, học viện, trung tâm giải trí…
ThS Trần Hồng Quỳnh trả lời câu hỏi của học sinh
Tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, sinh viên theo học ngành Diễn viên Điện ảnh – Truyền hình sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng toàn diện để thể hiện các nhóm tính cách nhân vật theo tình huống và yêu cầu mà mà kịch bản đề ra. Trong quá trình đào tạo, sinh viên Trường còn được tiếp cận với phương pháp thực hành về nghệ thuật biểu diễn hiện thực tâm lý, phương pháp sáng tạo thể hiện nhân vật, diễn độc lập, diễn tập thể, kỹ năng tưởng tượng và sáng tạo theo quy luật của ống kính quay phim, kỹ thuật phát âm và diễn hành động khi đối thoại…. Ngoài ra, sinh viên còn được huấn luyện các loại hình kỹ năng đặc biệt dành riêng cho diễn viên phim điện ảnh – Truyền hình. Mặt khác, các bạn còn được giảng viện là những nghệ sĩ, diễn viên có kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn và đào tạo. Ngoài mời các thầy cô uy tín, giàu kinh nghiệm, trường còn đầu tư phim trường để sản xuất các chương trình, là nơi thực tập cho các em Bên cạnh sử dụng các phương thức xét tuyển thì còn sử dụng kết quả thi năng khiếu, có thể thi tại trường hoặc các trường khác.
. Nhóm ngành thực phẩm và ẩm thực có liên quan đến nhau? Thầy có thể giải thích hiện nay Truòng ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM đào tạo 2 ngành này như thế nào? Ra trường triển vọng công việc có tốt không thầy? (Gia Linh, Trương THPT Gò Vấp).
-ThS Nguyễn Văn Tài, trả lời: Trong trường có 2 mảng gần giống nhau khối ngành công nghệ thực phẩm, đảm bảo chất lượng và khối ngành khoa học dinh dưỡng, kỹ thuật chế biến món ăn. Khối ngành công nghệ thực phẩm: xây dựng quy trình sản xuất ra thực phẩm, tham gia dây chuyền sản xuất. Khối ngành khoa học dinh dưỡng: trên bao bì luôn luôn có giá trị dinh dưỡng, nhiệm vụ của chuyên gia dinh dưỡng là xác định những giá trị đó để đưa ra giá trị dinh dưỡng cụ thể như thế nào, cân đối hàm lượng, xây dựng chế độ dinh dưỡng tùy đối tượng. Lợi thế của trường là đầu tư nhiều vào thực phẩm, là trường đào tạo đầu tiên một số ngành, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề “nóng” của xã hội, nhu cầu việc làm không thiếu, chủ yếu các bạn có thấy ngành học đó phù hợp vói sở thích và thế mạnh của mình hay không. Các em phải hình dung công việc này sẽ làm trong phòng Lab, phòng thí nghiệm, tiếp xúc với nhiều với hóa chất và nhiều ca kíp, làm liên tục, không có khái niệm nghỉ đúng giờ, nếu bạn nào thực sự mong muốn làm việc trong môi trường thực phẩm phải vượt qua những khó khăn của công việc.
Các vị khách mời đang tư vấn cho thí sinh
. Cô ơi em biết chọn ngành gì nhỉ, em vừa thích học luật lại muốn tiếp xúc với thiên nhiên và còn thích đi du lịch. Em nên học ngành gì, chọn ngành thế nào mới phù hợp vậy cô? (Tuổi Ngây Thơ – huyện Nhà Bè)
- TS Lê Thị Thanh Mai, trả lời: Nếu muốn tiếp xúc thiên nhiên, thích đi du lịch thì đó là xu hướng chung hiện nay. Hiện nay, xã hội hiện đại, tiếp xúc với những dây chuyền công nghệ càng hiện đại thì người ta càng thích gần gũi với thiên nhiên. Nếu thích luật thì học luật, còn muốn kết hợp cả ba yếu tố trên thì học các ngành như Môi trường, khoa học tự nhiên, lĩnh vực phát triển bền vững. Tuy nhiên, các em mới chỉ nói là em thích, nhưng em chưa nói mình phù hợp với cái gì Trước mặt xác định mục tiêu việc làm, nghề nghiệp.
Thứ hai là xác định sở thích nghề nghiệp, có thể tham gia các phần mềm trắc nghiệm nghề nghiệp để biết mình có phù hợp. Thứ ba là năng lực, năng lực là các em có vượt qua được không, phải nghĩ đến những áp lực nghề nghiệp chứ đừng nhìn thấy những thuận lợi trước mắt là làm ông này bà nọ. Quan trọng nhất là chọn phương thức tuyển sinh phù hợp với mình nhất vì thời gian gấp quá rồi. Nếu các em chỉ muốn chọn ngành nào mình yêu thích nhất, không bị bó hẹp bởi hai bài thi khoa học tự nhiên hay bài thi khoa học xã hội thì tham gia kỳ thi đánh giá năng lực, ở đó các em càng có điểm cao thì càng có cơ hội.
.Em học trường chuyên (chuyên toán) và nguyện vọng của em là tài chính quốc tế. Ngành này đòi hỏi điều kiện xét tuyển thế nào và thầy nói rõ hơn về ngành học này giúp em được không? (Tuấn Anh – Trường chuyên Võ Nguyên Giáp – Quảng Bình)
- Thạc sĩ Trần Đình Huyên, trả lời: Về phương thức tuyển sinh: dự kiến năm 2020 có 4 phương thức xét tuyển vào chuyên ngành Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT; Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập 3 năm THPT Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi riêng. Phương thức 4: xét tuyển theo kết quả kỳ thi riêng do trường ĐH Ngoại thương cùng ĐHQG Hà Nội tổ chức. (Địa điểm tổ chức thi tại Hà Nội và TP HCM cho thí sinh đăng ký vào Trường ĐH Ngoại thương) Về đặc điểm ngành học: Điểm nổi bật của chương trình cử nhân Tài chính - Ngân hàng là chương trình được thiết kế phù hợp với các chương trình học thuật và hành nghề chuẩn quốc tế, sinh viên theo học có khả năng liên thông với các trường của Anh Quốc và các nước nói tiếng Anh khác theo chương trình 2+2 hoặc 3+1. Sinh viên sẽ được chuẩn bị sẵn sàng và/hoặc miễn nhiều môn học khi học tiếp lấy các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như chứng chỉ chuyên gia Tài trợ thương mại quốc tế (CITF - Certificate in International Trade and Finance), chứng chỉ chuyên gia Tín dụng chứng từ (CDCS - Certified Documentary Credit Specialist), chuyên gia bảo lãnh thanh toán (CDCG - Certificate for Specialists in Demand Guarantees), Ngân hàng viên chuyên nghiệp (CIB), chứng chỉ Phân tích đầu tư quốc tế công chứng (CIIA), chứng chỉ hành nghề Phân tích tài chính chuyên nghiệp (Chartered Financial Analyst - CFA) và chứng chỉ Kế toán Công chứng (ACCA). Với chương trình cử nhân Tài chính - Ngân hàng chuyên ngành Tài chính Quốc tế, sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ sở trong lĩnh vực kinh tế, ngân hàng và tập trung đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập, sinh viên cũng được chú trọng phát triển kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp và các kỹ năng bổ trợ chung cần thiết để có thể đáp ứng yêu cầu công việc, thích nghi tốt trong môi trường làm việc toàn cầu.
Sau gần 2 tiếng trao đổi, chương trình đã giải đáp được rất nhiều câu hỏi liên quan đến thi THPT năm 2020 cũng như việc đăng ký nguyện vọng và chọn ngành, chọn trường của các em thí sinh. Hi vọng chương trình đã giúp các em nắm được những thông tin mới và bổ ích nhất để tự tin bước vào mùa thi 2020.
Các em học sinh có băn khoăn về những vấn đề liên quan đến thi và tuyển sinh 2020 có thể gửi câu hỏi về địa chỉ giaoduc@nld.com.vn, câu hỏi của các em sẽ được giải đáp trong những chương trình tiếp theo.
Đón xem chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2020 - phát sóng trên kênh HTV Key vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần
Đơn vị đồng hành:
Bình luận (0)