Tờ Time cho rằng trước khi bạn vội vã lắc đầu và chê bai nền giáo dục các nước phương Tây, hãy tìm hiểu căn nguyên của dữ liệu được công bố.
Bài kiểm tra của Chương trình đánh giá học sinh toàn cầu (PISA) thuộc Hiệp hội Các nước phát triển (OECD) diễn ra 3 năm một lần. Kết quả cuộc thi công bố ngày 3-5 cho thấy vị trí dẫn đầu và thứ ba lần lượt thuộc về học sinh 2 thành phố lớn của Trung Quốc là Thượng Hải và Hồng Kông.
Tuy nhiên, Trung Quốc là nước duy nhất không được liệt kê bậc quốc gia trong bảng xếp hạng như Mỹ, Nga, Đức, Úc cùng các quốc gia khác. Thay vào đó, Trung Quốc chỉ cung cấp cho PISA điểm thi của học sinh ở Thượng Hải (Hồng Kông là Khu tự trị của Trung Quốc, tự gửi dữ liệu cho PISA).
Theo đó, học sinh Thượng Hải và Hồng Kông có điều kiện giáo dục tốt hơn các địa phương khác ở Trung Quốc nên các thành phố này dẫn đầu bảng xếp hạng không phải chuyện lạ.
Nhà nghiên cứu thuộc học viện Brookings Tom Loveless từng cho biết “khoảng 84% học sinh Thượng Hải đậu các trường đại học, vượt xa so với tỉ lệ đậu đại học trung bình toàn quốc là 24%”. Nhà nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng đa số phụ huynh Thượng Hải khá giả, sẵn sàng bỏ số tiền lớn để phục vụ việc học cho con em mình. Số tiền học phí của phụ huynh Thượng Hải nộp cho con em họ vượt xa mức thu nhập trung bình của công nhân mỗi năm. Mặt khác, điểm số cao của học sinh Thượng Hải cũng bắt nguồn từ việc học vẹt và “học vẹt không còn là vũ khí bí mật của học sinh Trung Quốc".
Do đó, bằng cách không cung cấp dữ liệu toàn quốc, Trung Quốc đã gian lận trong cuộc khảo sát PISA.
Ông Loveless cũng nhấn mạnh rằng vị thứ của Trung Quốc trong cuộc khảo sát này là sai và đầu năm sau, điểm thi học sinh Thượng Hải cũng như kết quả PISA Trung Quốc sẽ được phân tích trong nhiều cuộc thảo luận công cộng.
Bình luận (0)