xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hoài nghi tính xác thực của bảng xếp hạng PISA

L. Thoa tổng hợp

(NLĐO) – Trong dự án nghiên cứu kéo dài 1 năm về việc thế giới giáo dục trẻ em như thế nào của nguyên Hiệu trưởng Trường St Paul, Anh Martin Stephen, một số đại diện từ các nước có vị trí cao trong bảng xếp hạng thú nhận rằng họ đã dạy học sinh cách đạt điểm cao trong bài thi PISA.

Trước khi công bố kết quả PISA 2012, Telegrahp ngày 2-12 đăng bài viết PISA: Tiêu chuẩn giáo dục tệ - Bài kiểm tra tệ hơn của Martin Stephen – nguyên Hiệu trưởng Trường St Paul, Anh cho biết trước khi hân hoan với ngôi vị hay mổ xẻ thất bại của cuộc khảo sát PISA do OECD tổ chức, nước Anh nên nhìn nhận lại tính công bằng và chính xác của bảng xếp hạng PISA.

img
Phần Lan là nước liên tục đứng đầu bảng xếp hạng PISA từ năm 2000 đến 2009. Ảnh: CNN
 
Ông cho rằng bảng xếp hạng dựa trên phương pháp đánh giá chưa toàn diện, từ cơ sở thống kê dựa trên cách riêng không thuyết phục của tổ chức này. “Và tôi không phải là người duy nhất hoài nghi về điều này. Trong dự án nghiên cứu kéo dài 1 năm về việc thế giới giáo dục trẻ em như thế nào, một số đại diện từ các nước có vị trí cao trong bảng xếp hạng thú nhận rằng họ đã dạy học sinh cách đạt điểm cao trong bài thi PISA. Nếu khảo sát ngẫu nhiên của tôi chính xác, mẫu giáo viên được tin tưởng thì đúng là rất nhiều nước đã làm như vậy”, Telegraph dẫn lời thầy Martin Stephen.

Thầy hiệu trưởng này cho biết bài thi PISA với thời lượng 2 giờ được thực hiện ở 66 nước khác nhau. Hàng loạt câu hỏi chuẩn gửi đi nhưng học sinh không cần thiết trả lời tất cả các câu hỏi đó, nên đáp án cũng vô cùng đa dạng nên rất khó so sánh. Cũng theo thầy, một trong những điểm yếu của cuộc khảo sát là chỉ đo lực học những em đang đi học, vắng số lượng lớn trẻ và giáo viên học tại nhà. Do đó, kết quả không đại diện được đối với các quốc gia có nhiều học sinh không điều kiện đến trường.

Martin Stephen cũng cho biết trong cuộc chạy đua PISA, nhiều nước không đặt nặng, thậm chí coi điều này là phiền phức trong khi nhiều nước xem cuộc khảo sát là sự kiện quan trọng.

“Trên thực tế, chúng ta không cần PISA để nói lên thực trạng giáo dục ở các trường cũng như suy nghĩ của học sinh. Đúng, giáo dục Anh có vấn đề. Nhưng PISA không phải là điều cuối cùng và tất cả”, ông Martin Stephen viết.

Trước đó, nhiều nhà giáo dục cũng chỉ trích về cách lấy mẫu và ra đề thi của PISA. Giáo sư Svend Kreiner – một nhà toán học thống kê tại Trường Copenhagen ở Đan Mạch – cũng nói rằng việc thực hiện cuộc khảo sát PISA mỗi 3 năm là không phù hợp. Trong bài báo tiếng Đan Mạch xuất bản hè 2013, ông tỏ rõ sự hoài nghi về độ tin cậy của kết quả PISA và chỉ cho tổ chức OECD thấy sự dao động đáng kể giữa các câu hỏi kiểm tra mà họ sử dụng.

Đồng quan điểm nhưng TS Hugh Morrison từ Đại học Hoàng gia Belfast ở Bắc Ireland, chỉ trích mạnh mẽ hơn về bảng xếp hạng này. Ông cho rằng mô hình PISA sử dụng cách tính toán đầy chủ quan, theo cách riêng của họ. Theo đó, bảng xếp hạng này “hoàn toàn sai” bởi chứa lỗi nghiêm trọng về nhận thức. Vì thế, nhà toán học này tuyên bố “PISA sẽ không bao giờ có giá trị”.

 
 
PISA có tầm cỡ như thế nào, tổ chức ra sao?
 
PISA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International Student Assessment - Chương trình đánh giá HS quốc tế” do Hiệp hội Các nước phát triển (OECD) tổ chức 3 năm một lần, lần đầu tiên xuất hiện năm 1997.
 
Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu, không chỉ gồm các nước thuộc khối OECD, hiện đã có 70 nước tham gia chương trình này. Trong lần đánh giá thứ năm (2012) có 65 nước tham gia.
 
Từ năm 2000 đến 2006 các nước phương Tây như Phần Lan, Canada, Anh, Hà Lan, Úc , Pháp, Mỹ…. luôn dẫn đầu, châu Á chỉ có Nhật Bản và Hàng Quốc lọt vào tốp 10 trong những năm này. Tuy nhiên, từ năm 2009 trở đi, Thượng Hải, Đài Loan và Hồng Kông của Trung Quốc liên tục chiếm ngôi đầu bảng, Singapore và Macau cũng tăng bậc đáng kể.
 
Tham gia bài kiểm tra PISA, học sinh làm bài thi trên giấy trong thời gian 2 giờ. Bài kiểm tra là tập hợp các câu hỏi mở với nhiều lựa chọn được tổ chức thành nhóm dựa trên một đoạn văn đặt ra từ tình huống thực tế cuộc sống. Học sinh trong phòng thi được chọn từ các trường khác nhau với các bài kiểm tra riêng biệt.
 
Ngoài ra, học sinh và hiệu trưởng các trường các em đang theo học cũng tham gia trả lời bản câu hỏi cung cấp thông tin về toàn cảnh việc học sinh, nhà trường và kinh nghiệm học tập cũng như về hệ thống trường lớp, môi trường học tập.
 
Vì vậy, cuộc khảo sát PISA được cho là đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về xã hội, kinh tế và các yếu tố văn hóa, giúp sinh viên định hướng việc làm thế nào để học tốt hơn trong ngôi trường của họ.

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo