xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trường chuyên biệt: Khó tứ bề

Bài và ảnh: Đặng Bình An

Hầu hết các trường chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật đều khó khăn từ việc trang bị đồ dùng học tập, đồ chơi, sách vở cũng như nguồn giáo viên, cán bộ y tế, bảo mẫu...

Theo thống kê, cả nước hiện có trên 100 cơ sở dạy trẻ khuyết tật, riêng tại TPHCM có khoảng hơn 30 trường chuyên biệt kể cả công lập và ngoài công lập.
 
Chương trình hành động của Ban Chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật (Bộ GD-ĐT) giai đoạn 2001 - 2015 đề ra mục tiêu vào năm 2010 đưa 75% trẻ khuyết tật ra lớp và tỉ lệ này sẽ nâng lên con số 90% vào năm 2015. Trên thực tế, mục tiêu đó rất khó đạt được.
 
img
Giờ chơi của các bé tại Trường Mầm non 9, quận 11-TPHCM
 
Thiếu giáo viên
 
TS Lê Thị Minh Hà, Trưởng Khoa Giáo dục đặc biệt của Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho biết dù khoa đã nhiều năm đào tạo giáo viên chuyên về giáo dục đặc biệt, ngoài tuyển sinh chính quy còn mở những lớp tại chức và các khóa bồi dưỡng ngay tại các trường nhưng vẫn rất thiếu so với nhu cầu. Tháng 7 vừa qua, khoa chỉ có 36 sinh viên tốt nghiệp và đợt tuyển sinh năm nay chỉ có 89 hồ sơ thi vào.
 
Lý giải việc khan hiếm nguồn tuyển sinh, TS Hà cho biết sinh viên giáo dục đặc biệt sau khi tốt nghiệp, nếu được về dạy tại các trường chuyên biệt thì mới có ngạch lương riêng, còn ở các trường khác thì không. Trường nào muốn nhận họ thì phải tự trích quỹ trả lương. Do đó, chỉ một số trường có điều kiện mới dám nhận, số sinh viên còn lại phải sang các trường tư.
 
Ở các tỉnh, hầu như không có trường chuyên biệt lẫn trường hòa nhập. “Cho nên, dù tiêu chuẩn đầu vào khá thấp nhưng ít người mặn mà với ngành học này. Tình trạng thiếu giáo viên giáo dục đặc biệt sẽ còn kéo dài”- TS Hà phân tích.
 
Tại TPHCM, Trường Mầm non 8, quận 3 là một trong số ít trường khu vực trung tâm “dũng cảm” nhận trẻ khuyết tật vào học hòa nhập nên có tuyển 2 giáo viên giáo dục đặc biệt. Bà Nguyễn Nữ Lan Hương, hiệu trưởng, chia sẻ nếu không có tâm huyết với nghề thì với những quy định hiện nay, số giáo viên này rất khó trụ được với nghề.
 
Tại Trường Mầm non 9, quận 11, trước khi nhà trường và phụ huynh hợp đồng được với một cô giáo dạy theo từng dạng trẻ khuyết tật thì cả ban giám hiệu đều phải tham gia vào việc chăm sóc cho trẻ khuyết tật.
 
Cái gì cũng thiếu
 
Bác sĩ Phan Thiệu Xuân Giang, chuyên gia về tâm bệnh học và tâm lý thần kinh tại TPHCM, cho biết với những trẻ khuyết tật càng phát hiện sớm và can thiệp sớm chừng nào thì tốt chừng ấy.
 
“Càng để lâu càng đánh mất sự phục hồi ở trẻ. Ví dụ, trẻ bị khuyết tật về nói thì phải học nói từ nhỏ và kiên trì, lặp đi lặp lại. Nếu khuyết tật vận động cũng phải có những bài tập phù hợp, nếu để lâu, trẻ sẽ khó có thể vận động trở lại”- bác sĩ Giang nhấn mạnh và cho biết trẻ khuyết tật có nhu cầu về đầu tư giáo dục gấp nhiều lần trẻ bình thường.
 
Trường chuyên biệt cho trẻ khuyết tật cần những yêu cầu riêng, đặc biệt như lối đi riêng, nhà vệ sinh riêng, chưa kể những phương tiện dạy học tối thiểu khác.
 
Tuy nhiên, hầu hết các trường chuyên biệt lại đang gặp muôn vàn khó khăn từ việc trang bị đồ dùng học tập, đồ chơi, sách vở cũng như bổ sung nguồn giáo viên, cán bộ y tế, bảo mẫu...
 
Nằm trong một con hẻm nhỏ ở quận 12, Trường chuyên biệt Ánh Dương trước đây là khu gia binh cũ. Những năm gần đây, cứ hễ mưa là trường bị ngập, nền sân bong tróc và trơn trượt. Thiếu giáo viên nên trường đang phải dồn lớp để dạy.
 
Tương tự, Trường Hy Vọng (quận 8) do khuôn viên chỉ 216 m2 nên sân thượng của trường được tận dụng để làm sân thể dục, phòng đọc sách và cả nơi dạy kỹ năng. “Trống chỗ nào tận dụng làm phòng học chỗ ấy. Vào giờ ăn của trẻ, lối đi duy nhất cũng được tận dụng để lấy chỗ kê bàn”- bà Tôn Nữ Thị Nhi, hiệu trưởng nhà trường, cho biết.
 
Đồ dùng dạy học tại nhiều trường cũng chủ yếu mới có các tranh minh họa. “Muốn cho trẻ nhận biết con hổ thì phải cho trẻ thấy hổ chạy, nhảy ra sao. Trường cũng đã nhiều lần đề xuất xin một máy chiếu để bài học được trực quan, sinh động giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn nhưng chưa được”- ông Nguyễn Anh Dũng, Hiệu trưởng Trường chuyên biệt Ánh Dương, bộc bạch.
 
 

Cần sự phối hợp tốt

 
Bác sĩ Phan Thiệu Xuân Giang cho rằng mô hình tốt nhất để trẻ khuyết tật phát triển, tiến bộ, sớm hòa nhập được với cộng đồng là phải có sự phối hợp tốt giữa bác sĩ, gia đình, nhà giáo và nhà trị liệu. Nếu bệnh viện chỉ một đằng, trường dạy một nẻo, phụ huynh làm theo cách khác thì hậu quả sẽ rất nguy hại. Cha mẹ luôn luôn phải đóng vai trò quan trọng nhất vì ở gần con trẻ và hiểu con nhất.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo