xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trường ngoài công lập tự cứu

HOÀNG LAN ANH

Trong nỗ lực tìm lối ra, các trường ngoài công lập muốn tự kiểm định để nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên, qua đó xây dựng thương hiệu để thu hút thí sinh

Bộ GD-ĐT mới đây đã bác bỏ kiến nghị bỏ điểm sàn của Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL), kêu gọi các trường này tự đánh giá chất lượng đào tạo, nâng cao năng lực, xây dựng thương hiệu để thu hút thí sinh.

Phải tự khẳng định mình

GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ NCL, cho biết việc kiến nghị bỏ điểm sàn nhằm giúp các trường NCL thuận lợi hơn trong tuyển sinh, vốn đã rất khó khăn trong nhiều năm qua. Ông cho rằng với quyết định trên của Bộ GD-ĐT, nếu không tự cứu lấy mình, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong giáo dục thì các trường NCL sẽ rất khó tồn tại.

Để xóa bỏ những định kiến về chất lượng đào tạo của các trường NCL vốn bị cho là “con nuôi”, GS Trần Hồng Quân cho hay thời gian tới, hiệp hội sẽ thành lập Viện Nghiên cứu phát triển nhân lực, trung tâm đánh giá và kiểm định chất lượng phục vụ cho việc kiểm định nội bộ các trường thành viên, giúp các trường nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

img
Sinh viên Khoa Điều dưỡng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thực tập. Ảnh: TẤN THẠNH
Trong nỗ lực tìm lối ra, hiện nhiều trường NCL cũng muốn tự kiểm định để nâng cao chất lượng đào tạo, qua đó xây dựng thương hiệu để thu hút thí sinh. Từ tháng 9-2012 tới, Trường ĐH FPT sẽ đưa vào thử nghiệm phần mềm quản lý ĐH do Tập đoàn Hitachi và FPT Software triển khai. Phần mềm này giúp nhà trường dễ dàng quản lý thông tin thi đầu vào, quản lý sinh viên, quản lý tài chính, hành chính cũng như kiểm soát hệ thống, quản lý hạ tầng, bảo mật, bảo đảm chất lượng dịch vụ một cách dễ dàng...

Chuẩn chung hay riêng?

Vấn đề mà các trường NCL đang quan tâm đó là phải thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo theo tiêu chí riêng. Lãnh đạo một trường ĐH dân lập có tiếng ở Hà Nội cho rằng việc kiểm định chất lượng đối với các trường NCL sẽ bị “vấp” khi xét tới một số tiêu chí quan trọng, như tiêu chuẩn giảng viên.
Theo vị này, nếu tính theo tiêu chí tỉ lệ giảng viên cơ hữu/sinh viên để thực hiện chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học thì các trường NCL khó có thể đáp ứng được tiêu chuẩn mà Bộ GD-ĐT đưa ra. Chính vì vậy, các trường NCL đều cho rằng cần phải nhận diện vấn đề “giảng viên cơ hữu” của các trường NCL cho đúng để không bị thiệt thòi so với trường công lập.

Thêm vào đó, trường NCL và công lập cũng có sự khác nhau về đầu tư. Trường công được Nhà nước đầu tư toàn bộ ngay từ khi ra đời, được cấp kinh phí theo dự toán hằng năm, trong khi trường NCL phải tự chủ hoàn toàn. Vì vậy,lãnh đạo Trường ĐH Lương Thế Vinh – Hà Nội đề nghị nên áp dụng một chuẩn như nhau về số lượng và tỉ lệ đề tài đối với hai hệ thống này ở tiêu chí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Quốc tế Hồng Bàng,nếu xây dựng chuẩn riêng cho khối trường NCL thì có thể sẽ tạo ra sự khác biệt và mãi mãi không thể hòa nhập với hình thức đào tạo công lập.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo