Chị Tố Lan, có con đang học tại một trường tiểu học đóng tại quận Cầu Giấy, nói vào đầu tháng 8, chị đã được đọc quy định của Sở GD-ĐT về đồng phục cho học sinh. Sở đã yêu cầu các trường thực hiện quy định về đồng phục tùy theo khả năng, điều kiện kinh tế của phụ huynh, khuyến khích các trường có đồng phục sử dụng trong tất cả các buổi học trong tuần, thế nhưng, thông báo của trường con chị đang học về đồng phục lại có rất nhiều loại. Chỉ riêng đăng ký 4 bộ đồng phục đã rất tốn kém nhưng không thể không mua.
ngoại khóa
Tại Trường Tiểu học Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, ngoài khoản thu tự nguyện ủng hộ cơ sở vật chất, học sinh trái tuyến phải đóng góp cho quỹ tấm lòng vàng của trường từ 1,5 - 2 triệu đồng. Các cháu còn phải “tự nguyện” đăng ký học lớp có máy tính để học nghe, nói tiếng Anh với số tiền cần đóng là 300.000 đồng/tháng. Không có giấy thông báo thu tiền về nhà, học sinh chỉ được thông báo miệng và phụ huynh đến ký nộp tiền vào một cuốn sổ của cô giáo.
Năm nay, Hà Nội áp dụng mức học phí mới, theo đó, học sinh mầm non, THCS, THPT, bổ túc THCS, bổ túc THPT sẽ đóng học phí theo 2 mức: 20.000 đồng/tháng/học sinh (đối với khu vực nông thôn) và 40.000 đồng/tháng/học sinh thành thị. Tuy nhiên, nhiều người đã lo lắng khi nhiều trường đã kêu gọi sự hỗ trợ của phụ huynh để có thể đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ. Nếu bây giờ học phí giảm, các khoản thu khác sẽ tăng thế nào?
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, khoản thu thỏa thuận là khoản thu thường bị biến tướng và dễ gây bức xúc trong dư luận nhất. Dù những khoản thu thỏa thuận là cần thiết, giúp nhà trường thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nuôi, dạy học sinh (tiền ăn, tiền chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú…), tuy nhiên, thu bao nhiêu cho đủ lại là vấn đề khác.
Bình luận (0)