xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ứng phó khi bị miệt thị ngoại hình

YẾN ANH

Theo kết quả nghiên cứu vừa được công bố, miệt thị ngoại hình gây tâm trạng tiêu cực, tổn thương tâm lý nghiêm trọng cho người khác, nhất là đối với sinh viên xa nhà. Vì thế, "nạn nhân" cần được hỗ trợ và phải biết cách ứng phó

Báo cáo về thế hệ trẻ Việt Nam của Hội đồng Anh năm 2020 cho thấy bị bắt nạt và bị quấy rối là những mối quan tâm chính của giới trẻ Việt Nam. Trong môi trường giáo dục, miệt thị ngoại hình thường là sự tẩy chay hay bị bêu xấu do ngoại hình không đẹp, từ đó dẫn đến học sinh vì mặc cảm mà bỏ học, trốn học.

Xảy ra ngày càng nhiều

Số liệu trích dẫn từ cuộc khảo sát tại Trường THPT Trần Khai Nguyên (TP HCM), được thực hiện bởi ThS Nguyễn Hà Bích Vân cùng một số giáo viên khác về miệt thị ngoại hình trong trường, cho kết quả 56% học sinh đã từng đối mặt với tình huống này; trong đó, 22,4% học sinh bị rất thường xuyên, chủ yếu tập trung những khuyết điểm của cơ thể như vóc dáng, mặt, da, eo, mông, đùi, chân, tay, răng.

Các giảng viên Nguyễn Nữ Nguyệt Anh, Huỳnh Thị Thương, Nguyễn Thị Tường Duy, Thái Gia Đạt, Phùng Tuấn Kha, Lê Thị Diễm Hương của Khoa Xã hội học Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM đã thực hiện một nghiên cứu tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và hệ quả của miệt thị ngoại hình trong môi trường ĐH từ tháng 12-2020 đến tháng 6-2021.

Ứng phó khi bị miệt thị ngoại hình - Ảnh 1.

Nhà trường cần có nhiều giải pháp giúp sinh viên tự tin hơn trong môi trường học đường (Ảnh: HUY LÂN)

Kết quả khảo sát đối với các sinh viên của trường cho thấy miệt thị ngoại hình không còn là một vấn đề xa lạ trong giới sinh viên và xảy ra ngày càng nhiều qua việc dùng những hành vi, cử chỉ, lời nói khiếm nhã để chỉ trích ngoại hình của người khác hay là hành vi phân biệt đối xử dựa trên ngoại hình.

Đối tượng thường bị miệt thị ngoại hình là những người không theo chuẩn của xã hội, người thừa cân hay thiếu cân, người khuyết tật, người đã trải qua phẫu thuật thẩm mỹ và thậm chí là những người thuộc cộng đồng LGBT.

Hình thức miệt thị ngoại hình biểu hiện trực tiếp bằng lời nói, cử chỉ, hành động như đánh đập, bạo lực học đường đối với học sinh, sinh viên và gián tiếp thông qua truyền thông và mạng xã hội.

Sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội đã góp phần gia tăng số lượng "anh hùng bàn phím", khiến hình thức miệt thị ngoại hình càng trở nên đa dạng và đáng lo hơn. Theo nhóm nghiên cứu, miệt thị ngoại hình gây tâm trạng tiêu cực, tổn thương tâm lý nghiêm trọng cho người khác, nhất là đối với những sinh viên ở xa nhà mà không có người thân bên cạnh. "Tự ti, rồi tự ti hơn nữa, rồi bắt đầu khép mình lại, không muốn giao tiếp, khi có người lại bắt chuyện thì họ rất ngại..." - nhóm nghiên cứu cho hay.

Hãy thôi thái độ phán xét, đánh giá người khác!

Bị miệt thị ngoại hình khiến sinh viên thiếu tự tin hơn khi thuyết trình trước lớp, có tới 83,6% sinh viên đồng ý và rất đồng ý với nhận định trên. Tiếp theo là 74,9% sinh viên đồng ý và rất đồng ý với nhận định sinh viên ngại đưa ra quan điểm, ý kiến trao đổi, phản biện trước lớp.

Miệt thị ngoại hình cũng khiến sinh viên không thích tham gia các hoạt động ngoại khóa, với 66,5% sinh viên đồng ý và rất đồng ý. Có đến 44% sinh viên cảm thấy không đồng ý và rất không đồng ý với nhận định miệt thị ngoại hình không ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập của sinh viên.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng miệt thị ngoại hình khiến sinh viên ngại xuất hiện ở những nơi đông người, ngại giao tiếp với nhà tuyển dụng và gây khó khăn hơn cho họ khi tìm kiếm việc làm.

Đánh giá một cách khách quan, miệt thị ngoại hình cũng có những hệ quả tích cực như giúp sinh viên tự hoàn thiện bản thân, dù vậy nhóm nghiên cứu chỉ ra hệ quả tiêu cực chiếm phần lớn.

TS Nguyễn Nữ Nguyệt Anh cùng các cộng sự nhấn mạnh các môi trường xã hội hóa như gia đình, nhà trường, bạn đồng lứa, các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành hay thay đổi nhận thức của sinh viên về miệt thị ngoại hình. Do vậy, nhà trường nên có những hành động cụ thể để giảm thái độ phán xét, đánh giá về ngoại hình người khác trong sinh viên. Đồng thời giúp những sinh viên gặp phải tình trạng này tự tin hơn thông qua việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về tác hại của miệt thị ngoại hình, hoạt động truyền cảm hứng trên fanpage của nhà trường, các buổi talk show các chương trình về tìm hiểu văn hóa, tạo môi trường để sinh viên phát huy tài năng và thoải mái, tự tin giao tiếp...

Cũng theo các chuyên gia, giáo dục tâm lý và ứng xử trong các diễn đàn hay trên các phương tiện truyền thông của nhà trường có thể tăng cường sự hiểu biết của sinh viên về miệt thị ngoại hình, giúp giảm thiểu các hành vi này trong môi trường học đường.

Bên cạnh đó, việc giáo dục về nhận thức giúp cho các sinh viên bị miệt thị ngoại hình có thể tìm ra phương cách hữu hiệu bảo vệ bản thân khỏi tình trạng này.

Tự bảo vệ mình

TS Nguyễn Nữ Nguyệt Anh cùng các cộng sự cho rằng giảng viên và bạn bè nên quan tâm nhiều hơn đến những trường hợp sinh viên bị miệt thị ngoại hình để có những hành động xoa dịu tâm lý; giúp họ vượt qua sang chấn tâm lý và tự tin hơn khi giao tiếp với những người xung quanh. Bản thân sinh viên cũng nên trang bị cho mình kiến thức về luật pháp và các quy định của nhà trường để tự bảo vệ khi phải đối mặt với tình trạng bị miệt thị ngoại hình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo