Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thu Thủy cho biết xã hội đang rất cần nguồn nhân lực của các ngành nêu trên để phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên trên thực tế những ngành này lại khó tuyển sinh.
Thậm chí, theo ghi nhận trên thực tế, nhiều trường đã phải đóng cửa ngành đó do không có người học.
Nhiều ngành "khát" nhân lực nhưng lại rất khó tuyển sinh do không có nguồn tuyển - Ảnh: Tấn Thạnh
PGS-TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), thừa nhận các ngành toán, cơ, khoa học trái đất như địa chất, kỹ thuật địa chất, khí tượng, thủy văn, hải dương học tuyển sinh rất khó khăn.
"Những ngành này không phải không có cơ hội việc làm, hiện nay nhà nước rất cần những chuyên gia giỏi. Tuy nhiên sau khi ra trường, môi trường làm việc của những ngành này không được thuận lợi như những ngành khác, phần lớn việc làm ở cơ qua nhà nước, lương khởi điểm thấp so với những ngành nghề khác. Trong khi đó thống kê cho thấy những năm gần đây tỉ lệ làm việc trong các doanh nghiệp bên ngoài chiếm đa phần, chỉ trừ một số vẫn muốn theo hướng nghiên cứu "- TS Vũ Hoàng Linh cho hay.
Danh sách 5 nhóm ngành rất khát nhân lực theo thống kê của Bộ GD-ĐT
Theo Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, để khắc phục tình trạng này cần đổi mới và tích hợp chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng hơn. Tổ chức các hội thảo hướng nghiệp, kết nối nhà tuyển dụng, xây dựng các chương trình học bổng riêng.
"Trong những năm gần đây, trường đã mở thêm ngành đào tạo mới, mang tính liên ngành có sức hấp dẫn cao: Khoa học dữ liệu (toán tin), kỹ thuật điện tử và tin học (vật lý), Khoa học và công nghệ thực phẩm (hóa - sinh), quản lý đô thi và bất động sản (địa lý); công nghệ giám sát tài nguyên môi trường… Những ngành này đã tuyển sinh rất tốt vì đều mang tính ứng dụng, không phải là khoa học cơ bản thuần túy nữa...
Tại buổi chia sẻ trong khuôn khổ chương trình hội thảo giao lưu với phụ huynh Việt Nam về định hướng nghề nghiệp cho con ngay từ sớm mà trường phổ thông Mỹ trực tuyến Ivy Global School vừa tổ chức, ông Henry Mack - lãnh đạo cấp cao, quản lý bộ phận Hướng nghiệp, Kỹ thuật và giáo dục đào tạo - Sở Giáo dục bang Florida (Chancellor at the Florida Department of Education), Mỹ nhấn mạnh học sinh được học chương trình giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật từ sớm có tỷ lệ lựa chọn được công việc tốt cao hơn.
Theo ông Henry, tại Mỹ, chương trình giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật (Career and Technical Education - CTE, chương trình dạy các kỹ năng nghề nghiệp cụ thể cho học sinh ở các cơ sở giáo dục THCS, THPT và sau THCS) được đánh giá cao về tầm quan trọng. Thống kê cho thấy, những học sinh được học CTE từ sớm có tỷ lệ lựa chọn được công việc tốt cao hơn. Bên cạnh đó, đây còn là cơ hội để các em hiểu rõ đam mê, sở thích nghề nghiệp trong tương lai của mình, có tư duy phản biện và mong muốn đóng góp cho xã hội.
Để các con có những lựa chọn chính xác theo sở thích, ông Henry nhấn mạnh, phụ huynh nên thử trải nghiệm các chương trình định hướng nghề nghiệp bài bản hoặc làm thực tập tại các công ty, tổ chức trong thời gian ngắn hạn để học hỏi kinh nghiệm. Việc này bắt đầu càng sớm càng tốt.
Trả lời câu hỏi làm sao có thể định hướng nghề nghiệp cho con trong khi đa số cha mẹ và con cái ít có thể chia sẻ cùng nhau, ông Henry cho hay các phụ huynh cần quan sát sở thích của các con, khuyến khích con tham gia hay khám phá những sở thích của mình. "Những trải nghiệm thực tế sẽ giúp ích cho các con lựa chọn được nghề phù hợp" - ông Henry nhấn mạnh.
Ông David Armstrong, Chủ tịch Ivy Global School, chia sẻ trong quá trình hơn 33 năm làm việc trong lĩnh vực giáo dục đại học, ông nhận thấy còn nhiều học sinh vẫn băn khoăn về định hướng tương lai ngay cả khi các em đã bước vào cổng trường đại học. Điều đó thực sự đáng tiếc và có thể lãng phí cả thời gian, tiền bạc cho các em và gia đình. "Bởi vậy, tôi mong muốn học sinh tại Việt Nam được tiếp cận càng sớm càng tốt những khái niệm về nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp" - ông David Armstrong nhấn mạnh.
Bình luận (0)