xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Viết lại sách giáo khoa ra sao?

YẾN ANH

Một trong những việc cần làm ngay để đổi mới nền giáo dục, theo GS Phạm Minh Hạc, là phải thay đổi bộ sách giáo khoa phổ thông

PGS Nguyễn Kế Hào (người từng từ chức vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD-ĐT)từng chia sẻ ông biết chắc chương trình tiểu học 2000 sẽ thất bại vì làm ẩu, làm không có chỉ huy, không có ý tưởng, không có bí quyết và xa rời cuộc sống. Nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT liên tục phải giảm tải chương trình, sách giáo khoa (SGK) nhưng theo ông Hào, “giảm vẫn chưa xong vì chữa bao giờ cũng khó hơn làm mới”.

Vênh nhau đủ kiểu

GS Nguyễn Xuân Hãn, ĐH Quốc gia Hà Nội, người nhiều năm nay lên tiếng về đổi mới, đã bày tỏ sự thất vọng chương trình SGK, cho rằng đáng lẽ chương trình SGK phải là một chỉnh thể khoa học thống nhất, bao gồm sự nhất quán theo từng môn và sự hài hòa giữa các môn thì những người viết sách lại sử dụng cách tiếp cận “cắt khúc, cuốn chiếu, vừa chạy vừa xếp hàng”.
 
GS Hãn đánh giá đó là cách làm không khoa học, thậm chí  phản khoa học, phá vỡ tổng thể khoa học. Nhà khoa học này kết luận: “SGK hiện nay không chỉ vênh nhau giữa các môn mà còn vênh giữa các phần của từng môn”.
 
img
Sách giáo khoa hiện tại có nội dung ôm đồm, xa rời thực tiễn cần được viết lại . Ảnh: TẤN THẠNH

Dẫn chứng riêng trong lĩnh vực sinh học, GS Nguyễn Lân Dũng thẳng thắn nói: Chương trình sinh học SGK ở bậc phổ thông không hợp lý, có nhiều vấn đề nhưng các vấn đề đưa ra đều rất nông. “Tôi đã mua trên 70 cuốn SGK sinh học ở bậc phổ thông của các nước và thấy chương trình ở ta chẳng giống nước nào, vừa nặng lại vừa thấp” - GS Nguyễn Lân Dũng nhận định.

GS Phan Huy Lê nhận xét SGK lịch sử hiện nay trình bày dàn trải, la liệt sự kiện, rất nặng nề, nhàm chán, chưa được cập nhật. Thậm chí trong SGK, một quan niệm toàn bộ về lịch sử Việt Nam vẫn chưa rõ. Chẳng hạn, lịch sử miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chủ yếu mới bắt đầu từ khi người Việt vào đây, tức từ thế kỷ XVI, XVII. Hoặc nhà Mạc là một vương triều tồn tại trong thế kỷ XVI cũng không có chỗ trong SGK. Nội dung quan trọng mang tính thời sự là lãnh thổ thống nhất và toàn vẹn cùng chủ quyền với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng hoàn toàn không được đề cập trong SGK.

Không viết sách giáo khoa kiểu cuốn chiếu

Tháng 6-2012, Bộ GD-ĐT đã đưa ra dự thảo đề án “Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015” với kinh phí lên tới 70.000 tỉ đồng. Ngay lập tức, các chuyên gia giáo dục, các nhà khoa học đồng loạt lên tiếng về đề án này cũng như những con số khổng lồ đi kèm theo nó. Để giải đáp các thắc mắc, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, cho rằng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đặt ra nhiệm vụ phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
 
Để thực hiện được việc này, Bộ GD-ĐT đã xây dựng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 và đổi mới chương trình. SGK là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược đó. Tuy nhiên, trên thực tế, khái niệm thế nào là “đổi mới căn bản, toàn diện” thì không rõ ràng, thậm chí trong buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GD-ĐT hồi cuối tháng 8-2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị “cần làm rõ nội dung nội hàm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo”.

Theo NGND Lê Hải Châu, người từng được mời tham gia biên soạn SGK cùng GS Hoàng Tụy từ những năm 50 của thế kỷ trước, ngay từ năm 1956, Bộ Giáo dục đã cho thành lập Ban Tu thư với hai nhiệm vụ chính là biên soạn chương trình sách mới theo hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm và viết SGK mới các môn từ lớp 1 đến lớp 10. Khi biên soạn chương trình, các tổ phải trao đổi với nhau để thống nhất mức độ các môn học ở từng cấp, từng lớp, kể cả danh từ chuyên môn và cách hành văn. Một cuốn SGK thường phải có ít nhất 2 người biên soạn và khi cần có thể mời thêm một số giáo viên giỏi tham gia. SGK được viết một cách tập trung, không viết theo kiểu cuốn chiếu, chia giai đoạn.

Phải làm lại chương trình các môn

GS Nguyễn Xuân Hãn cảnh báo nếu cứ phải “quay lưng vào nhau” để biên soạn các bộ SGK khác nhau trong khi chưa nhận thức rõ đâu là chuẩn mực về mặt học thuật thì lúc đó sự rắc rối trong việc dạy và học sẽ trở thành một mối lo lớn.
 
Đồng quan điểm này, GS Nguyễn Lân Dũng kiến nghị Bộ GD-ĐT nên dựa vào các hội khoa học chuyên ngành, các hội này sẽ chọn ra những chuyên viên giỏi, kết hợp với các giáo viên giàu kinh nghiệm để biên soạn chương trình, SGK mới. Khi đã có chương trình mới cần thông qua một hội đồng quốc gia có uy tín, mục đích cho các nhóm tác giả và các nhà xuất bản cạnh tranh chất lượng qua các bộ SGK khác nhau. NGND Lê Hải Châu nhấn mạnh phải  làm lại chương trình các môn, mạnh dạn bỏ những nội dung ôm đồm, không thiết thực, thiếu hệ thống trong từng cấp và giữa các cấp, giữa các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội…
 

Chi hơn 960 tỉ đồng biên soạn SGK

Đề án “Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015” của Bộ GD-ĐT sử dụng kinh phí lên đến tới 70.000 tỉ đồng đã gây xôn xao dư luận. Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng đó là số tiền quá lớn. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã có công văn trả lời về vấn đề này.
 
Công văn giải thích: Dự thảo đề án đổi mới chương trình và SGK phổ thông bước đầu dự toán kinh phí là 70.000 tỉ đồng, trong đó số tiền chi cho việc biên soạn SGK chỉ hơn 960 tỉ đồng (1/70 tổng dự toán).
 
Số tiền còn lại chi cho các việc khác như xây dựng cơ sở vật chất trường học khoảng 35.000 tỉ đồng, mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học khoảng 30.000 tỉ đồng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 390 tỉ đồng...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo