xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

XÉT TUYỂN ĐH, CĐ 2015: Triệt tiêu năng khiếu, đam mê của thí sinh

Thạc sĩ Đặng Hoàng Vũ (Giảng viên Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP HCM)

Đổi mới tuyển sinh như hiện nay sẽ triệt tiêu niềm đam mê đối với người học, gây trở ngại cho công tác giảng dạy và tạo ra một sản phẩm giáo dục thiếu tâm huyết với nghề được đào tạo

Thời gian xét tuyển nguyện vọng 1 vào ĐH, CĐ năm nay sắp đến giai đoạn cuối nhưng sự lo lắng vẫn chưa có dấu hiệu giảm đối với người học, người dạy lẫn phụ huynh và thậm chí cả giới nghiên cứu giáo dục.

Lang thang rút - nộp hồ sơ

Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới phương thức tuyển sinh theo hướng tinh giảm kỳ thi bằng cách gộp kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH theo các tiêu chí khác nhau. Sự đổi mới này được kỳ vọng sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí và cải tiến cả chất lượng tuyển sinh, là một luồng gió mới tích cực trong tiến trình cải cách giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, hiện nay việc xét tuyển vẫn chưa kết thúc nhưng người khen thì ít mà người chê thì nhiều vì nó để lại nhiều bất cập. Việc thí sinh (TS) sau khi có điểm mới tiến hành nộp và rút hồ sơ tuyển sinh ĐH trong những ngày qua giống như đang lôi kéo cả xã hội vào canh bạc chứng khoán giáo dục.

Thí sinh tìm hiểu thông tin xét tuyển tại Trường ĐH Công nghệ TP HCMẢnh: TẤN THẠNH
Thí sinh tìm hiểu thông tin xét tuyển tại Trường ĐH Công nghệ TP HCMẢnh: TẤN THẠNH

Việc giảng dạy và học tập có liên quan sống còn đến sự đam mê và năng khiếu nghề nghiệp. Nếu một người không có đam mê và năng khiếu nghề nghiệp thì rất khó tiếp thu kiến thức chuyên ngành trong quá trình đào tạo, người học thì học như một cái máy, người dạy thì dạy vì nhiệm vụ đào tạo, không có một sợi liên kết cảm hứng nào giữa dạy và học. Song song đó, người được đào tạo nếu không có tâm huyết và năng khiếu với nghề được đào tạo thì cũng không phát huy được kiến thức đã học trong quá trình làm việc. Chính vì lẽ đó mà hiện nay nhiều nước trên thế giới chú trọng chỉ số cảm xúc (EQ) nhiều hơn chỉ số tư duy (IQ).

Những năm trước, TS dự thi ngoài việc hướng đến hệ đào tạo ĐH còn nhắm đến mục tiêu đam mê và năng khiếu nghề nghiệp, TS được lựa chọn sự đam mê và năng khiếu của mình thông qua việc nộp hồ sơ vào trường và ngành học mình yêu thích.

Với cách tuyển sinh năm nay, niềm đam mê và năng khiếu nghề nghiệp đang đứng ở đâu vẫn chưa có một khảo sát và kết luận chính thức từ các công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể nhận xét chủ quan rằng việc tuyển sinh như năm nay gần như triệt tiêu niềm đam mê và năng khiếu nghề nghiệp của TS. TS sau khi có điểm thì mới bắt đầu nộp hồ sơ xét tuyển, như vậy căn cứ để xét tuyển là điểm số (kết quả kỳ thi) chứ không phải là đam mê và năng khiếu. Dẫu cho TS có điểm cao được hy vọng trúng tuyển vào ngành học mình yêu thích thì cơ chế “nộp, rút” đã nhanh chóng thiêu rụi niềm đam mê của họ sau vài ngày hy vọng vì điểm cao còn có người điểm cao hơn. TS chẳng còn cách nào khác là rút hồ sơ để nộp vào trường và ngành học khác mà mình không thích, không có năng khiếu để đẩy những người đang yêu thích và có năng khiếu ở trường, ngành đó tiếp tục rút hồ sơ để đi lang thang giống như mình chỉ nhằm một mục đích là vào được cánh cửa trường ĐH bất kỳ nào đó.

Giành giật cánh cửa ĐH

Đối với những TS điểm cao chót vót, có thể trụ lại ở một trường hoặc ngành học danh tiếng nào đó thì có thực sự họ đã đam mê và có năng khiếu đối với ngành học đó hay chưa cũng rất khó khẳng định. Bởi lẽ, niềm đam mê và năng khiếu thường được thể hiện thông qua sự ấp ủ lâu dài (có thể nói là suốt thời phổ thông) và được quyết định bởi lựa chọn đầu tiên. Đằng này, họ phải lựa chọn một cách vội vàng bằng việc rút hồ sơ để thay đổi suy nghĩ trong ngày một ngày hai bằng tâm lý may rủi (không được thì lại rút tiếp). Sự chiến thắng trong tuyển sinh ĐH năm nay xét đến cùng là sự cạnh tranh điểm số theo kiểu “lấy thịt đè người”, cứ TS có điểm số cao thì đi tìm những chỗ có điểm số thấp mà “đè”, mặc kệ mình có phù hợp với ngành đào tạo đó không. Sự đam mê và năng khiếu nghề nghiệp đúng ra là quyền của mọi người, là thứ mà bất kỳ người nào cũng có thì giờ đây chỉ còn là một miếng đất nhỏ cho những TS có điểm cao chót vót mà không cần lo lắng phải rút hồ sơ ngay từ lần nộp đầu tiên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang muốn hướng đến một kỳ tuyển sinh công bằng và nói như Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là “không để TS thi điểm thấp đỗ ĐH”. Nhưng sự công bằng đó lại là sự công bằng phiến diện, “công bằng điểm số” chứ chưa thể công bằng trong tổng thể với sự liên hệ giữa thành thị và nông thôn, người nghèo và người giàu (mức độ tiếp cận cơ sở dữ liệu, khả năng di chuyển để nộp và rút) và công bằng đối với những đam mê, năng khiếu của từng cá nhân. Cuộc chơi tuyển sinh năm nay chỉ là cuộc chơi của những TS có điểm số cao nhằm giành giật cánh cửa ĐH, mặc dù người có điểm số cao chưa chắc đã phù hợp với ngành đào tạo mà họ chọn.

Lo cho tương lai

Sự đổi mới giáo dục lần này cần có thời gian mới chứng minh được kết quả của nó, tuy nhiên, những rắc rối nó mang lại có thể là các trường tuyển sinh được một thế hệ sinh viên có đầu vào điểm cao nhưng khó đào tạo nghề nghiệp vì không có đam mê và năng khiếu. Xã hội vài năm sau có thể sẽ đón nhận một thế hệ lao động không có tâm huyết với nghề nghiệp và thay đổi cơ cấu công việc, đất nước cũng sẽ đối phó với thực tế nhiều thanh niên đang dần mất phương hướng đối với tương lai của chính mình.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo