xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bịt "lỗ hổng" đăng kiểm

NGUYỄN MINH

Sáng 28-12, Công an TP HCM chủ trì, phối hợp Công an TP Hà Nội và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp Phòng Kiểm định xe cơ giới thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Đây là chuyên án do Công an TP HCM thực hiện để đấu tranh làm rõ các hành vi sai phạm, tiêu cực trong quá trình cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cho hơn 70.000 phương tiện tại 12 trung tâm đăng kiểm (TTĐK) trên địa bàn TP HCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre. Đến nay, Công an TP HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 37 đối tượng để điều tra về các hành vi "Môi giới hối lộ", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ" và "Giả mạo trong công tác"; đồng thời tiếp tục mở rộng truy xét, làm rõ toàn bộ hành vi sai phạm.

Cũng từ hiện trạng các TTĐK, dư luận mới rõ thêm về mặt trái của tình trạng xã hội hóa các TTĐK. Hiện cả nước có 280 TTĐK, trong đó có 196 TTĐK theo hình thức xã hội hóa, 64 TTĐK thuộc Sở Giao thông Vận tải và 20 TTĐK thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam. Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, sự gia tăng các TTĐK, nhất là do doanh nghiệp đầu tư, các TTĐK đã cạnh tranh không lành mạnh để thu hút khách hàng. "Một số nơi hoạt động sai tiêu chuẩn, quy chuẩn, bỏ nội dung, hạng mục kiểm tra, thực hiện các hành vi giả mạo trong kiểm định xe" - báo cáo của Cục Đăng kiểm Việt Nam ghi rõ.

Con số được công bố mới đây khiến nhiều người sững sờ. Ngoài hơn 70.000 phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được nhóm TTĐK tại các tỉnh phía Nam cố ý bỏ qua lỗi vi phạm để thu lợi bất chính gần 10 tỉ đồng, còn có 52.291 giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được cấp trái với quy định để nhóm này thu lợi trên 10 tỉ đồng. Với hàng chục ngàn phương tiện không bảo đảm an toàn như vậy lăn bánh trên mọi ngả đường, hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Tai nạn xảy ra, thiệt hại nhân mạng, tài sản xã hội là rất lớn, do đó sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan công an được dư luận xã hội hoan nghênh.

Xã hội hóa hoạt động đăng kiểm là chủ trương đúng trong điều kiện vốn ngân sách còn hạn chế. Nhưng thực trạng nhiều TTĐK sai phạm nghiêm trọng đòi hỏi phải gia tăng năng lực quản lý, giám sát, chế tài, xử lý, không thể để cho các TTĐK trục lợi bất chính trên sinh mạng người dân. Để cho các TTĐK chạy theo lợi nhuận, xem nhẹ mục tiêu bảo đảm an toàn kỹ thuật đối với các phương tiện tham gia giao thông là lỗi của các TTĐK và trách nhiệm cơ quan quản lý. Hơn ai hết, Cục Đăng kiểm Việt Nam thấu hiểu các chiêu trò, thủ thuật mà những TTĐK có tiêu cực thường áp dụng, song việc quản lý lỏng lẻo, thậm chí tiếp tay, móc ngoặc của một số cán bộ tại Cục Đăng kiểm Việt Nam với các TTĐK làm ăn bất chính là việc đang được cơ quan công an điều tra làm rõ. Đây cũng là bài học sâu sắc về quản lý ngành, không để TTĐK lợi dụng nhiệm vụ được giao mà làm trái đạo đức, vi phạm pháp luật.

Làm trong sạch bộ máy, nhân sự kiểm định viên và bịt "lỗ hổng" trong hoạt động các TTĐK, dù chậm, cũng là việc phải làm. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo