xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cải thiện nguồn cung xăng dầu

PHƯƠNG NHUNG

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen vừa cảnh báo rủi ro giá xăng tại Mỹ tăng vọt vào cuối năm nay do Liên minh châu Âu giảm mua dầu Nga. Mỹ cũng đang thảo luận về chính sách giá trần với dầu Nga nhằm ghìm giá xuống.

Trong bối cảnh hàng loạt vấn đề lớn của toàn cầu quay trở lại như: thỏa thuận hạt nhân Iran, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục đình trệ..., động thái áp giá trần của Mỹ với dầu Nga có thể khiến việc dự đoán giá xăng dầu thế giới trong những tháng cuối năm càng khó hơn.

Tại thị trường Việt Nam, giá bán lẻ xăng dầu sẽ không tránh khỏi những đợt biến động khi vừa phải chịu tác động từ diễn biến không tích cực trên thị trường thế giới vừa gặp vướng mắc tứ bề từ công tác điều hành và những vấn đề mới phát sinh làm trầm trọng thêm tồn tại trong hoạt động cung ứng xăng dầu.

Giá thành phẩm các mặt hàng xăng dầu vẫn diễn biến hết sức phức tạp, tăng - giảm bất thường với biên độ rất lớn. Trong khi đó, một số yếu tố cấu thành giá cơ sở, như chi phí đưa xăng dầu về đến cảng và chi phí vận tải tạo nguồn trong nước, chưa được tính đủ từ chu kỳ điều hành hồi giữa tháng 7 đến nay. Việc này khiến doanh nghiệp (DN) đầu mối gặp khó về tài chính, buộc phải giảm hoặc cắt chiết khấu cho đại lý bán lẻ. Về phía đại lý, khi sản lượng tiêu thụ tăng đột biến gây áp lực lớn trong cung ứng và mất khoản chiết khấu thì dễ dẫn đến hiện tượng ngừng bán hoặc bán cầm chừng, gây bức xúc cho người tiêu dùng.

Về nguồn cung trong nước, chỉ có Nhà máy Lọc dầu Bình Sơn hoạt động tạm ổn, còn Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn liên tục trục trặc kỹ thuật, thậm chí có thời điểm có nguy cơ ngừng hoạt động.

Trong lúc thị trường rối ren như vậy, hàng loạt DN xăng dầu đầu mối bị tước giấy phép hoạt động do không đáp ứng quy định. Một trong số đó là "ông lớn" xăng dầu phía Nam - Công ty TNHH MTV Dầu khí TP HCM (Saigon Petro) - đã kiến nghị khẩn lên Thủ tướng một số vấn đề liên quan đến tính bất nhất trong hệ thống văn bản pháp luật. DN này khẳng định đáp ứng đầy đủ tiêu chí về hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP bởi luôn có trên 40 thương nhân nhượng quyền bán lẻ xăng dầu. Tuy nhiên, lý do khiến Saigon Petro bị "vịn" lại đến từ quy định ở Luật Thương mại yêu cầu đầu mối phải có đại lý.

Về nguyên tắc, đại lý trực thuộc DN hay đại lý nhượng quyền đều chịu sự kiểm soát của DN về điều kiện kinh doanh cùng nhiều ràng buộc khác. Việc không coi đại lý nhượng quyền là đại lý phân phối đủ điều kiện không chỉ đi ngược với nguyên tắc thị trường mà còn chưa thỏa đáng trong bối cảnh cần xây dựng một hệ thống phân phối chuyên nghiệp và đủ lớn để bảo đảm nhu cầu cho nền kinh tế trong giai đoạn hồi phục sau dịch Covid-19.

Rất khó chấp nhận khi Việt Nam có đến 33 đầu mối xăng dầu mà không bảo đảm được nguồn cung trong khi nhiều nước chỉ có vài đầu mối nhưng vận hành trơn tru. Nhận diện được những bất ổn và sớm điều chỉnh, quan trọng nhất là sửa đổi những quy định bất hợp lý và chưa thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo điều kiện cho DN và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có thể coi là cách duy nhất để cải thiện vấn đề nguồn cung hiện nay. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo