xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chặn tiêu cực từ gốc

A.Q

Đã lâu lắm rồi các giải bóng đá quốc gia hoặc giải quốc tế có tuyển Việt Nam dự đấu đều sóng yên biển lặng, thì đùng một cái, chuyện động trời vừa xảy ra ở vòng chung kết (VCK) Giải U21 quốc gia 2022.

Cụ thể, ngày 22-12, Ban Kỷ luật LĐBĐ Việt Nam (VFF) ra quyết định kỷ luật đối với đội U21 Sông Lam Nghệ An vì những sai phạm của đội này tại VCK Giải U21 quốc gia 2022. Theo đó, đội chủ nhà bị phạt 4,5 triệu đồng và bị xử thua với tỉ số 0-3 trong các trận đấu có đăng ký tiền vệ P.B.Q (số 99), gồm trận chạm trán Đà Nẵng, Thanh Hóa và Hoàng Anh Gia Lai. Cầu thủ này đã được đăng ký thi đấu cho 3 đội bóng khác nhau trong một mùa giải trước khi tham dự VCK Giải U21 quốc gia 2022. Với án phạt trên, U21 Sông Lam Nghệ An bị loại.

U21 được xem là giải trẻ, các cầu thủ hầu hết đang tuổi mười tám đôi mươi. Các em (hoặc bất cứ cá nhân cầu thủ nào) không thể gian lận, có muốn gian lận cũng không được, mà gian lận là do người lớn. Vì cái gì? Trước hết, phải khẳng định do tham thành tích. Những người lớn có thẩm quyền trong việc tuyển mộ, đăng ký và quyết định danh sách cầu thủ đã gian lận, đã làm hỏng giải đấu và biến các cầu thủ còn lại của đội thành nạn nhân.

Đừng tưởng đây là chỉ một sân chơi, bị loại lần này thì còn nhiều giải khác phía trước. Vấn đề lớn hơn nhiều. Trước hết là các cầu thủ đang tuổi lớn, tiêu cực kiểu như vậy - nếu không bị phát hiện - sẽ tiêm nhiễm vào các em, lâu ngày trở thành "cố tật", rất nguy hiểm về mọi phương diện sau này. Thứ đến, nó tạo nên một vết nhơ trong bóng đá, có thể làm mất uy tín nền bóng đá mà Việt Nam chúng ta nhiều năm gần đây đã cố gắng làm sạch, xây dựng một cách bài bản hơn trước, thượng võ hơn trước và đạt nhiều thành tích hơn trước. Chúng ta đã từng chua xót vì một số vụ bán độ đình đám, làm hỏng bóng đá nước nhà, khiến nhà nước, các địa phương, các nhà đầu tư, câu lạc bộ, các chuyên gia… phải mất nhiều thời gian, tốn rất nhiều công và của mới gầy dựng lại được "cơ ngơi" bóng đá như bây giờ. Đừng để bóng ma tiêu cực quay trở lại!

Nhìn rộng vấn đề ra, sẽ thấy trong bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động nào, nếu thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ thì tiêu cực sẽ phát sinh. Vụ án "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Môi giới hối lộ"… tại hàng loạt trung tâm đăng kiểm vừa được Công an TP HCM khởi tố là minh chứng của điều này. Theo điều tra ban đầu, đã có hơn 70.000 phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đưa đến kiểm định được bỏ qua nhiều lỗi, số tiền thu lợi bất chính ước tính gần 10 tỉ đồng. Vấn đề nhức nhối này xảy ra trong một thời gian dài, nay công an vào cuộc điều tra thì Bộ Giao thông Vận tải ban hành văn bản yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam và các sở giao thông vận tải rà soát, hoàn thiện thể chế, quy định để kịp thời khắc phục sơ hở nhằm loại bỏ cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm định phương tiện (!).

Phải chi khâu kiểm tra, giám sát đi trước một bước và được tiến hành thực chất thì tiêu cực trong kiểm định xe tải, ôtô đâu dễ xảy ra trên diện rộng, ở nhiều tỉnh - thành như vậy? 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo