xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khi tăng giá trần vé máy bay...

NGUYỄN QUỐC KỲ - Chủ tịch HĐQT Vietravel Corporation

Thông tin Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) dự kiến điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không (giá trần vé máy bay) tăng trung bình 3,75% so với khung giá hiện hành trong quý II, III/2023 thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

Thực tế, vài năm trở lại đây, các chi phí đầu vào đều tăng, nhất là giá xăng dầu chưa phù hợp theo thị trường, khiến các hãng hàng không gặp khó khăn, càng bay càng lỗ. Đơn cử, vào một số thời điểm như lễ, Tết, dù bay lệch đầu (chiều đi kín khách nhưng chiều về máy bay rỗng) nhưng các hãng không thể bán vé cao để bù chi phí chiều bay rỗng do quy định giá trần, dẫn đến lỗ.

Thời gian qua, tình trạng chi phí đi du lịch nước ngoài rẻ hơn trong nước đã diễn ra. Giá tour du lịch trong nước cao hơn nước ngoài một phần do giá vé máy bay, dịch vụ lưu trú, thuế, phí… của Việt Nam cao hơn, khiến ngành hàng không, du lịch nước ta khó cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

Cụ thể, giá lưu trú tại khách sạn ở Việt Nam bình quân khoảng 60 USD, trong khi ở Malaysia là 50 USD, Singapore 55 USD, Bangkok - Thái Lan 30 USD/đêm/người… Một tour ở Thái Lan 4 ngày 3 đêm có chi phí khách sạn bình quân khoảng 90 USD, trong khi tour từ TP HCM ra Hà Nội lên tới 180 USD - cao gấp đôi. Với vé máy bay, trừ khi khách đặt số lượng lớn từ nhiều tháng trước (dạng series booking) thì có giá thấp, còn bay theo dạng nhóm vài người mua đi ngay thì giá cao.

Để nâng sức cạnh tranh cho hàng không, góp phần giảm giá vé máy bay và giá tour du lịch, cần chính sách hỗ trợ giảm thuế, phí của nhà nước đối với lĩnh vực hàng không. Cần xem hàng không (cụ thể là các hãng cung cấp dịch vụ vé máy bay) là "nguyên liệu đầu vào" của rất nhiều ngành nghề khác để kích cầu đầu tư, giao thương…, chứ không chỉ phục vụ nhu cầu du lịch.

Vừa qua, ngành du lịch đã kiến nghị Chính phủ áp dụng giá điện sản xuất đối với các khách sạn, nhà hàng, hệ thống cơ sở lưu trú. Chi phí xăng dầu của các hãng hàng không chiếm hơn 30% tổng chi phí trước đây, nay đã lên tới trên 50%. Vì vậy, cũng nên xem chi phí xăng dầu là chi phí sản xuất để có chính sách phù hợp hỗ trợ ngành hàng không.

Ngành hàng không là ngành có hàm lượng công nghệ rất cao và phải đủ sức thì mới làm chủ được. Tuy nhiên, hiện phần lớn các hãng chưa làm chủ được công nghệ lõi, phải thuê - mua lại từ nước ngoài. Ngay máy bay là phương tiện chuyên chở chính thì cũng chỉ vài hãng sở hữu được một vài chiếc, còn đa phần ở dạng thuê hoặc mua/bán và thuê lại (SLB). Nhìn dài hạn, khi hãng hàng không trong nước gặp khó, các hãng nước ngoài sẽ "nhảy vào", ảnh hưởng đến khả năng khai thác bầu trời.

Chính phủ đang đôn đốc sớm đưa sân bay Long Thành vào hoạt động và các tỉnh, thành đều mong muốn phát triển sân bay tại địa phương mình. Lúc này, các hãng hàng không nội địa phải "sống" được và đồng hành để phát triển. Vì vậy, các hãng hàng không cần cơ chế, chính sách hỗ trợ để thuận lợi cho hoạt động, kích thích kinh tế phát triển, tăng sức cạnh tranh của du lịch so với các nước.

Thái Phương ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo