xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không thể cứ mãi chấn chỉnh!

NGUYỄN VĂN NGAI, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM

Hầu như năm học nào cũng có phụ huynh bức xúc với các khoản lạm thu ở một số địa phương, một số cơ sở giáo dục. Uy tín ngành giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) bị ảnh hưởng lớn.

Chỉ riêng năm học 2023 - 2024, từ TP HCM, Hà Nội đến tỉnh Hải Dương... đều xảy ra những sự việc khiến phụ huynh và dư luận bức xúc, hoài nghi: Phải chăng không thể diệt tận gốc lạm thu? Các quy định chưa nghiêm minh?

Chúng ta cần đi từ sự việc cụ thể để có đánh giá chính xác. Chẳng hạn, với sự việc ở Trường Tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh, TP HCM), sau khi báo chí phản ánh, Phòng GD-ĐT quận kết luận trường làm sai và phê bình hiệu trưởng, tiếp đó hiệu trưởng phê bình giáo viên chủ nhiệm.

Căn cứ vào luật hiện hành, phê bình không phải là hình thức kỷ luật. Nhiều văn bản chấn chỉnh của các địa phương tuy kết luận sai phạm nhưng sai cái gì, sai thế nào thì không nói rõ. Chỉ ra cụ thể cái sai để làm bài học chung cho các năm học tiếp theo mới là điều cần thiết.

Chủ trương xã hội hóa giáo dục là đúng đắn. Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương này ở một số cơ sở giáo dục chưa đúng, khiến phụ huynh bức xúc, ngao ngán. Để giải quyết triệt để, ngăn ngừa tái phạm, ngăn ngừa vi phạm có thể xảy ra, cần làm nghiêm những việc sau.

Thứ nhất, thanh - kiểm tra những cơ sở xảy ra vi phạm; chỉ rõ sai gì so với quy định hiện hành. Chỉ yêu cầu chấn chỉnh mà không rõ sai chỗ nào thì sửa làm sao? Nếu nguyên nhân sai do quy định chưa rõ ràng, do cơ sở không hiểu rõ, chưa cụ thể thì góp ý, nhắc nhở, phê bình, từ đó tham mưu điều chỉnh cho sát thực tế hơn. Nếu văn bản đã cụ thể mà vẫn làm sai thì phải xử lý nghiêm minh, mà người chịu trách nhiệm đầu tiên là hiệu trưởng.

Thứ hai, quy định trách nhiệm rõ ràng cho hiệu trưởng. Khi trường, lớp thu các loại tiền mà hiệu trưởng nói không biết thì không thể chấp nhận được. Hiệu trưởng phải thông tin công khai trong toàn trường, trong ban đại diện phụ huynh và phải quản lý chặt mọi hoạt động. Hằng năm, trước khi bước vào năm học mới, các sở và phòng GD-ĐT ở từng địa phương phải quán triệt, hướng dẫn cụ thể, chỉ nội dung nào trong văn bản đã quy định thì mới được làm. Nội dung nào không được hướng dẫn trong văn bản thì phải báo cáo, xin phép. Những điều không được quy định trong văn bản nhưng nhu cầu thực tế cần thì phải có giải trình kèm theo, ví dụ huy động thế nào, mục đích gì... theo đúng tinh thần tự nguyện.

Thứ ba, hằng năm, các cơ sở giáo dục cần tổ chức sinh hoạt kỹ về nội dung các văn bản hướng dẫn. Ngoài ra, những sự việc vi phạm ở các năm học trước cũng cần đưa ra làm dẫn chứng để rút kinh nghiệm. Khi đã có hướng dẫn, quy định mà vẫn để xảy ra vi phạm thì phải xử lý kiên quyết, nghiêm minh theo Nghị định 112/2020 của Chính phủ. Trong đó, cần cụ thể hóa nội dung để làm căn cứ giải quyết, xử lý các vi phạm, như: Nếu để xảy ra lạm thu thì xử lý thế nào? Vi phạm ở mức nào thì hình thức kỷ luật tương ứng ra sao?

Không kém phần quan trọng là cần công khai để xã hội giám sát, nhờ đó những người có trách nhiệm sẽ cân nhắc, không "chơi đùa" với pháp luật. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo