xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi lo về "một Alibaba khác"

A.Q

"Sốt" đất tiếp tục diễn ra khắp nơi. Giá đất bị "thổi", thị trường "sốt" ảo nhưng gây nhiều hệ lụy thật.

TP HCM sau khi có thông tin huyện này lên quận, huyện kia lên thành phố, lập tức cò đất phao tin về những khu đô thị, khu dân cư mới để tạo "sóng" cho những thửa đất tự ý phân lô - bán nền. Các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai hay xa hơn là Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng trước nay mua bán đất đã luôn nóng hầm hập, bây giờ càng "sốt" cao hơn trước những thông tin về đô thị hóa.

Nỗi lo về một Alibaba khác - Ảnh 1.

Một khu đất nông nghiệp nằm tại vùng giáp ranh huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn, TP HCM được phân lô trái phép với quy mô gần 40 nền

Đất nông nghiệp, đất trồng cây chưa hề có trong quy hoạch sẽ chuyển mục đích sử dụng thành đất thổ cư nhưng các đầu nậu tùy tiện lập bản vẽ "khu đô thị mới", san lấp mặt bằng, chia lô, đổ bê-tông đường, kéo điện vào và rao bán. Họ tập hợp được khách, đưa tới hiện trường, tạo tình huống tranh mua, chốt đơn giả để gài khách vào "rọ". Khi đã xuống tiền thì khách gần như không còn cơ hội thoái lui.

Thường thì người ta trách người mua, bảo rằng hám lợi mà lao vào thì "chết ráng chịu"! Đó chỉ là góc nhìn từ một phía. Còn đánh giá về tác động xấu đối với kinh tế - xã hội và an ninh trật tự tại địa phương, xa hơn là chiến lược phát triển của địa phương đó, sẽ thấy rất đáng lo về mọi lẽ.

Bao giờ cũng vậy, loạn phân lô bán nền luôn tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp, lừa đảo, thậm chí xảy ra án mạng. Đất nông nghiệp diện tích lớn bị chia trăm xẻ ngàn để bán, tất nhiên gây đình trệ sản xuất, mất công ăn việc làm và sinh kế. Tệ nạn từ đó mà ra. Xã, huyện, tỉnh đều có quy hoạch đất đai theo từng giai đoạn cả rồi, khi để loạn phân lô bán nền và "sốt" đất ảo kéo dài thì chắc chắn vỡ quy hoạch.

Mặt trái là như thế, ai cũng nhìn thấy. Các đầu nậu, môi giới làm trời làm đất giữa ban ngày ban mặt, chính quyền địa phương đều biết cả. Nhưng chuyện vẫn cứ diễn ra, là vì sao? Là bởi cán bộ chính quyền địa phương không vào cuộc ngăn chặn quyết liệt, phần vì không thấy hết trách nhiệm của mình, phần vì có dính líu lợi ích riêng. Thực tế, nhiều cán bộ địa chính đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến đất đai đã chứng minh cho nhận định này.

Nhất định chính quyền cơ sở phải ra tay mạnh mẽ thì mới ngăn chặn, dẹp loạn giá đất được. Và, quan trọng nữa là, như Bộ Xây dựng đã nhận định, cần phải sớm sửa đổi quy định tại Nghị định số 117/2015/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản. Hướng sửa đổi là cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính thống không chỉ trong cơ quan quản lý nhà nước từ địa phương đến trung ương nắm được mà còn cung cấp cho khách hàng, người dân các thông tin liên thông thị trường. Có thông tin đúng sẽ không rơi vào bẫy.

VKSND TP HCM vừa ban hành cáo trạng truy tố Nguyễn Thái Luyện và 22 đồng phạm tại Công ty Alibaba - đã thành lập 22 pháp nhân, vẽ 58 dự án bất động sản không có thật tại các tỉnh; tự phân lô, tách thửa trái pháp luật để bán cho 4.361 bị hại, chiếm đoạt 2.264 tỉ đồng. Bài học về Alibaba đang còn nóng hổi thế kia, vậy mà tình trạng bán mua đất đai "giống Alibaba" vẫn còn diễn ra nườm nượp…! 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo