xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát triển bền vững đô thị ĐBSCL

TS TRẦN HỮU HIỆP

Tại hội thảo Quy hoạch và phát triển bền vững đô thị vùng ĐBSCL do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp Bộ Xây dựng, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và các địa phương tổ chức ngày 18-7, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước cùng nhà quản lý đã chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn liên quan phát triển đô thị của khu vực gắn với biến đổi khí hậu.

Sau hơn 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm vừa qua, sự phát triển đô thị ở nước ta đã đạt nhiều kết quả ấn tượng. Tỉ lệ đô thị hóa đạt 40,5%; không gian đô thị được mở rộng, từ đó tạo không gian phát triển mới, kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, kỹ thuật; đóng góp khoảng 70% GDP cả nước.

Tuy nhiên, sự phát triển đô thị đi kèm nhiều hệ lụy và còn nhiều hạn chế. Cụ thể: Tỉ lệ đô thị hóa thấp hơn mục tiêu đề ra, còn khoảng cách khá xa so với khu vực và thế giới; chất lượng đô thị hóa chưa cao, phát triển chủ yếu theo chiều rộng; lãng phí đất đai; mức độ tập trung kinh tế còn thấp; khoảng cách giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn; ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp...

Riêng ĐBSCL hiện có 211 đô thị trong tổng số 889 đô thị trên cả nước; tỉ lệ đô thị hóa đạt 32%, thấp hơn bình quân cả nước. Sự phát triển đô thị ĐBSCL có nét tương đồng với đô thị cả nước nhưng cũng có những đặc thù riêng của vùng đồng bằng sông nước, miệt vườn, ven biển và vùng nông nghiệp, thủy sản.

ĐBSCL là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đồng thời, chịu ảnh hưởng tiêu cực từ vấn đề nước xuyên biên giới - liên quan dòng Mekong, như mất một lượng lớn phù sa, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập lụt đô thị, sụt lún đất... Câu chuyện về "vòng xoáy đi xuống" - khi 10 năm qua đã có 1,3 triệu người rời vùng này đến TP HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ để tìm việc làm - là một chỉ dấu về bất cập ở đây.

Những tác động bên trong, bên ngoài vùng và mối quan hệ giữa khu vực đô thị - nông thôn đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về hoạch định chiến lược; xây dựng cách tiếp cận và hóa giải thách thức, rủi ro do thiên tai và nhân tai.

Cần tập trung thực hiện tốt những nhóm giải pháp sau để phát triển chuỗi, cụm đô thị đồng bằng bền vững:

Một là, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho đô thị hóa, quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững; nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu.

Hai là, xây dựng, phát triển hệ thống đô thị ĐBSCL bền vững và đồng bộ về mạng lưới, xử lý tốt mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa đô thị và nông thôn. Tôn trọng và thực thi nghiêm Quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL đã được Thủ tướng phê duyệt; tránh tình trạng chia cắt không gian phát triển vùng bằng các quy hoạch tỉnh, thành phố. Trong đó, chú trọng phát triển nhà ở, hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ba là, xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo