xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm đầu ra cho hạt lúa

TS TRẦN HỮU HIỆP

Do ảnh hưởng dịch Covid-19, khoảng 900.000 ha lúa hè thu ở ĐBSCL đang tắc đầu ra. Nhiều nơi thương lái bỏ tiền cọc, vắng bóng người mua, giá lúa đang sụt giảm.

Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), nếu không giải quyết nhanh tình trạng này sẽ tác động tiêu cực đến sản xuất vụ thu đông, vụ đông xuân và tăng trưởng của ngành. Đề xuất đưa ra là cần triển khai mua tạm trữ để kích cầu tiêu thụ lúa.

Chính sách mua lúa tạm trữ không phải là mới, vốn đã được triển khai khoảng 20 năm qua mỗi khi lúa hàng hóa bị tắc nghẽn đầu ra. Lần này trong bối cảnh bùng phát dịch Covid-19, việc xem xét các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân là rất cần, không chỉ giảm bớt khó khăn cho nông dân mà còn là giải pháp kinh tế, thị trường, hỗ trợ sản xuất.

Nhưng bên cạnh mục tiêu giải quyết đầu ra cho hạt lúa và hỗ trợ nông dân, thì điều quan trọng nhất là cơ chế thực thi, giải bài toán chi phí và lợi ích, đặc biệt là bảo đảm lợi ích thực sự cho đối tượng thụ hưởng.

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến gần đây với các địa phương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nêu yêu cầu giải bài toán vì sao thương lái hiện không mua lúa. Ông cũng nêu việc lãnh đạo UBND tỉnh An Giang thành lập một tổ hỗ trợ và công khai số điện thoại cá nhân, thương lái gặp khó thì liên hệ được tháo gỡ cũng là cách làm hay trong thực thi.

Thực tế cho thấy, chính sách mua lúa tạm trữ vừa qua chưa đạt được mục tiêu kích giá lên để nông dân có lãi. Cơ chế triển khai mua lúa tạm trữ trước đây thường giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phối hợp các địa phương phân giao chỉ tiêu để doanh nghiệp (DN) mua lúa theo giá thị trường, theo khung giá định hướng dựa trên giá thành sản xuất lúa được công bố và được cấp bù lãi suất ngân hàng. Phần lớn các DN sử dụng hệ thống thương lái trung gian để thu mua, thực thi bị độ trễ chính sách. Nay trong tình huống cấp bách do dịch bệnh, yêu cầu này có được bảo đảm?

Làm sao trong khoảng thời gian ngắn, việc mua lúa tạm trữ phải được làm bài bản, căn cơ, nhiều yêu cầu về công bố giá sàn, định ra sản lượng thu mua phù hợp với từng địa phương, phân giao từng DN thực hiện để bảo đảm công bằng và hiệu quả? Đó là những câu hỏi phải được trả lời trước khi sử dụng khoản ngân sách trong điều kiện khó khăn hiện nay để mua lúa tạm trữ. Liệu có thể áp dụng những cách thức và cơ chế hỗ trợ khác hiệu quả hơn không?

Mặc dù "liên kết 4 nhà" được nói nhiều, nhưng kết nối cung - cầu lúa gạo vẫn chưa tốt. Giải quyết đầu ra cho hạt lúa từ chính "cánh đồng lớn" của nông dân - DN cũng chính là cách thức nối liền các mắt xích - liên kết chuỗi giá trị lúa gạo từ nghiên cứu - ứng dụng - sản xuất - chế biến và tiêu thụ đúng nghĩa. Nếu quy tụ được nhiều DN tham gia đầu tư và liên kết với nông dân phát triển mô hình này, sẽ tiến đến không cần phải mua tạm trữ mang tính đối phó như lâu nay.

Việc tìm kiếm những giải pháp hỗ trợ nông nghiệp, nông dân trong điều kiện khó khăn hiện nay để duy trì sản xuất, làm trụ đỡ cho nền kinh tế là rất cần nhưng xem ra vẫn còn là việc đi tìm "chìa cho ổ khóa". 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo