xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ưu tiên dự án đủ pháp lý

TS ĐINH THẾ HIỂN (chuyên gia kinh tế)

Câu chuyện khó khăn trên thị trường bất động sản ở thời điểm hiện tại, ngoài nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư, cũng cần nhìn nhận đúng khó khăn khác là bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gia tăng kiểm soát cấp tín dụng cho thị trường này để bảo đảm an toàn hệ thống.

Lúc này, nhiều doanh nghiệp (DN) bị hụt hẫng trong huy động vốn khi cả vay tín dụng NH lẫn phát hành trái phiếu DN đều khó. Dù thực tế, tín dụng bất động sản vẫn tăng khá trong năm 2022, theo báo cáo của NHNN đạt khoảng 24% năm trước, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của thị trường và hiện chiếm hơn 21,2% tổng dư nợ tín dụng.

Có điều, khó khăn từ kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu vẫn còn. Báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán nhà nước, tính đến hết tháng 1-2023, chưa có đợt phát hành nào trong năm nay. Các đợt phát hành được công bố trong tháng 1-2023 hầu hết đều được phát hành vào tháng 12-2022. Vừa không phát hành trái phiếu để huy động thêm vốn, các DN tiếp tục thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn 8.068 tỉ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước. Chưa hết, trong năm 2023, sẽ có khoảng 285.178 tỉ đồng trái phiếu đáo hạn.

Trong bối cảnh này, thị trường kém thanh khoản, nhu cầu giao dịch thấp và cả khó khăn liên quan đến vốn, cần có giải pháp cho thị trường bất động sản vì những cuộc suy thoái, khủng hoảng trong quá khứ đều thường bắt nguồn từ khủng hoảng của thị trường bất động sản.

Đối với ngành ngân hàng, NHNN chỉ có thể xem xét để giảm bớt tỉ lệ an toàn khi cho vay bất động sản và dành ưu đãi cho những DN có dự án, pháp lý đầy đủ nhằm hỗ trợ một phần cho các DN này. Từ đó, DN sẽ có vốn tín dụng để triển khai tiếp chứ không thể nào cào bằng tất cả DN. Ở góc độ khác, NHNN cũng không có thẩm quyền để đáp ứng giải pháp do các DN bất động sản đưa ra như cơ cấu nợ, giãn nợ trong nhiều tháng hay giảm lãi suất cho khoản vay bất động sản…

Ổn định thị trường bất động sản là cần thiết nhưng cũng phải ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát và phải đặt trong bối cảnh nhiều ngành khác cũng rất khó khăn, cần hỗ trợ bằng chính sách chung. Chính phủ cũng không thể có nguồn lực mạnh để tung ra gói giải cứu như đề xuất của DN, chưa kể những lĩnh vực khác cũng đang gặp khó khăn về vốn.

Lúc này, giải pháp sống còn với cả thị trường hay từng DN bất động sản trong giai đoạn suy thoái là tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, có thể chọn cách "hy sinh" dự án, lĩnh vực không phải cốt lõi để thu gọn tài chính, giảm nợ vay, chỉ tập trung một vài dự án chủ lực để phát triển. Tập trung vào các loại bất động sản có nhu cầu ở và kinh doanh thực sự. Sự suy thoái của bất động sản, nhìn ở góc độ tích cực cũng là một sự thanh lọc để thị trường lành mạnh hơn, vốn chảy vào đúng lĩnh vực cần thiết, thúc đẩy sự phục hồi phát triển kinh tế, đưa bất động sản về đúng giá trị thực. 

Thái Phương ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo