xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gừng trồng vùng cao xuất sang châu Âu

Bài và ảnh: Hoàng Thanh

Đồng bào dân tộc Xê Đăng ở xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum bắt đầu trồng gừng xuất khẩu sang thị trường châu Âu từ 3 năm trước.

Ban đầu chỉ một vài hộ trồng gừng, nhờ mang lại hiệu quả kinh tế cao nên đến nay, cả xã đã có trên 40 hộ dân tham gia.

Từ tháng 12-2021, HTX Nông sản và Thảo dược Tu Mơ Rông nhận thấy nhiều vùng đất tại xã Đăk Na được bao quanh bởi những cánh rừng tự nhiên xanh mướt, xa khu dân cư, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, người Xê Đăng ở đây rất chăm chỉ và chịu khó. Vì vậy, HTX liền liên kết với người dân để trồng các loại cây dược liệu như gừng, nghệ đen, tỏi…

Các hộ tham gia liên kết trồng gừng được chính quyền xã Đăk Na hỗ trợ cây giống, HTX Nông sản và Thảo dược Tu Mơ Rông hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, bao tiêu sản phẩm. Ban đầu, 15 hộ dân tham gia chuỗi liên kết, trồng được 30.000 m2 gừng.

Ông Hà Văn Phương, Giám đốc HTX Nông sản và Thảo dược Tu Mơ Rông, cho biết sản phẩm gừng vào được thị trường châu Âu phải đáp ứng tiêu chuẩn rất cao: canh tác theo phương pháp hữu cơ, không có 1.176 chất cấm trong danh mục hoặc có nhưng dưới mức cho phép. Đặc biệt, tiêu chí "chìa khóa" để mở được cánh cửa thị trường châu Âu là phải liên kết, tạo sinh kế cho người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Đồng bào Xê Đăng xuống giống trồng vụ gừng mới

Đồng bào Xê Đăng xuống giống trồng vụ gừng mới

Xã Đăk Na có nhiều lợi thế trồng cây dược liệu, nhất là xưa nay người dân vốn canh tác hữu cơ. Nhờ đó, cây gừng trồng ở đây dễ được thị trường châu Âu chấp nhận.

Nhờ trồng gừng và nhiều loại cây dược liệu khác, đời sống người dân Xê Đăng ở xã Đăk Na đã dần thay đổi, không ít gia đình trở nên khấm khá.

Gia đình ông A Lê - thôn Kon Trai, xã Đăk Na - là một trong những hộ tham gia liên kết trồng gừng. Ông cho biết trước đây, đời sống gia đình rất bấp bênh, chủ yếu phụ thuộc vào cây khoai mì nên dễ bị thiếu đói. Khi tham gia chuỗi liên kết, được hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm, gia đình ông thay đổi lối canh tác cũ nên thu nhập tốt hơn, đời sống dần ổn định.

Theo ông Hà Văn Phương, trung bình 1 ha gừng thu hoạch được 12-15 tấn củ. Giống và phân bón, kỹ thuật đã được chính quyền và HTX hỗ trợ nên người dân chỉ phải bỏ công làm. Với giá thu mua gừng 7.000 - 10.000 đồng/kg, người dân thu lợi trên 100 triệu đồng/ha. Thời gian tới, HTX sẽ mở rộng diện tích lên khoảng 100 ha gừng, nghệ và tỏi.

Ông Nguyễn Thanh Thủy, Chủ tịch UBND xã Đăk Na, nhận xét trồng gừng hữu cơ và các sản phẩm khác để xuất khẩu sang châu Âu là mô hình phù hợp với thực tế địa phương. UBND xã đã tạo mọi điều kiện, phân tích lợi thế giữa trồng gừng với các loại cây khác để người dân từng bước tham gia chuỗi liên kết sản xuất, từ đó thay đổi cách làm nông nghiệp, đời sống được nâng cao.

Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, cho rằng trồng gừng xuất khẩu sang châu Âu là mô hình tương đối mới mẻ đối với đồng bào Xê Đăng. So với các loại cây khác, gừng không đòi hỏi kỹ thuật cao và trồng theo hướng hữu cơ nên rất phù hợp với phương thức canh tác của người dân địa phương. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục đồng hành với HTX và người dân, mở rộng diện tích trồng gừng và cây dược liệu để xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo