xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều hoạt động kỷ niệm 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang

Thăng Long

(NLĐO) - Kỷ niệm 595 năm ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang (1428-2023), quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động để tưởng nhớ, tri ân người Anh hùng dân tộc

Kỷ niệm 595 năm ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang (1428-2023), Quận ủy, UBND quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) tổ chức lễ hội với nhiều nghi thức tâm linh, hoạt động văn hoá nghệ thuật tại Khu tưởng niệm Vua Lê Thái Tổ và không gian hồ Hoàn Kiếm vào 3 ngày từ 2 đến 4-6 (tức 15 đến 17-4 âm lịch).

Nhiều hoạt động kỷ niệm 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang - Ảnh 1.

Lễ dâng hương kỷ niệm 594 năm Ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang.

Theo đó, tối 2-6 sẽ diễn ra nghi thức dâng hương, khai mạc lễ hội. Các ngày 3 và 4-6 sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thí dụ như: Triển lãm tranh dân gian Hàng Trống (đình Nam Hương, số 16 phố Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), triển lãm ảnh về vẻ đẹp hồ Hoàn Kiếm tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm trước tượng đài Vua Lê Thái Tổ…

Ngoài ra còn có các hoạt động: Biểu diễn thư pháp, thi đấu cờ người, biểu diễn võ thuật… tại các khu vực khác nhau quanh hồ Hoàn Kiếm.

Sau khi đánh đuổi giặc Minh, giành lại độc lập dân tộc, lãnh tụ cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn Lê Lợi đã đăng quang lên ngôi vua, mở ra thời đại mới cho nước Đại Việt.

Khởi nghĩa Lam Sơn bắt đầu từ năm 1418 và kết thúc vào năm 1427. Sau 10 năm "nằm gai nếm mật", lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lê Lợi cùng nghĩa quân đã giải phóng Thăng Long, chấm dứt 2 thập kỷ bị đô hộ bởi nhà Minh.

Ngày 15-4-1428 âm lịch, Lê Lợi lên ngôi vua, mở ra một triều đại mới, thời đại mới trong lịch sử phát triển đất nước - thời đại có nền hoà bình lâu dài, đất nước phát triển toàn diện.

Ngoài sự nghiệp lẫy lừng, Vua Lê Thái Tổ còn để lại một giai thoại đẹp, đó là truyền thuyết hồ Gươm. Tương truyền, khi dựng cờ khởi nghĩa, Lê Lợi nhận được gươm thần để đánh giặc. Sau khi đất nước hoà bình, vua cùng bầy tôi đi thuyền trên hồ Tả Vọng (hồ Hoàn Kiếm). Tại đây, vua gặp rùa thần từ dưới nước ngoi lên nhắc chuyện trả gươm. Vua Lê Thái Tổ đã tháo gươm trao lại cho rùa thần. Từ giai thoại đó, hồ Tả Vọng được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm, hay hồ Gươm.

Tưởng nhớ Vua Lê Thái Tổ, bên hồ Hoàn Kiếm có Khu tưởng niệm Vua Lê Thái Tổ được đặt tại số nhà 16 phố Lê Thái Tổ.

Khu tưởng niệm hiện nay có tượng đài Vua Lê Thái Tổ và đình Nam Hương - nơi thờ Lê Thái Tổ và các vị thần khác. Từ năm 2007, hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm đã phối hợp với Hội di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội nghiên cứu Đề án "Tổ chức lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm" với 14 Lễ hội (trong đó có 7 lễ hội quy mô cấp quận, 7 lễ hội quy mô cấp phường).

Lễ hội Vua Lê đăng quang được tổ chức quy mô cấp quận 5 năm một lần. Lễ hội này được UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008, đúng dịp kỷ niệm 580 năm ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo