xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dấu ấn John Kerry

PHƯƠNG VÕ

Ngay khi nhậm chức nửa năm trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cam kết xem việc thúc đẩy tiến trình hòa bình Israel - Palestine đang bế tắc trong 3 năm qua là ưu tiên hàng đầu của mình. Cho đến giờ, ít ai nghĩ rằng ông chỉ nói suông.

Trong tuần này, ông Kerry đã có chuyến công du thứ 6 đến Trung Đông kể từ tháng 3 để hội đàm với các đại diện Liên đoàn Ả Rập. Cuộc gặp cho thấy ông Kerry xem sự ủng hộ của khu vực đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực khôi phục tiến trình hòa bình. Trong những chuyến đi trước đó, ông Kerry chủ yếu dành thời gian thuyết phục Israel và Palestine về những lợi ích chính trị, an ninh và kinh tế có thể có nếu tiến trình hòa bình được nối lại

Nhiều chuyên gia và cựu quan chức xem chiến lược của ông Kerry đối với Trung Đông - tập trung vào 3 trụ cột là an ninh, phát triển kinh tế, sự ủng hộ của khu vực - không có gì mới. Dù vậy, tạp chí The Christian Science Monitor (Mỹ) dẫn lời một số nhà phân tích cho rằng sự kiên trì của ông Kerry, cộng với một môi trường “hỗn loạn, đáng lo ngại” ở Trung Đông có thể mang đến sự quan tâm mới cho những ý tưởng cũ.

Tiến trình hòa bình Israel - Palestine lâu nay luôn là thách thức đối ngoại hàng đầu đối với Washington. Riêng với ông Kerry, thách thức càng lớn hơn trong bối cảnh không ít người đánh giá ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực này đang giảm sút. Hơn thế nữa, vấn đề này đang bị lu mờ bởi những cuộc khủng hoảng mới và nổi bật hơn trong thời gian gần đây, như nội chiến Syria, bất ổn chính trị ở Ai Cập…Tuy nhiên, ông Wayne White, cựu chuyên gia về Trung Đông của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng khó khăn lớn nhất chính là những bất đồng quan điểm giữa Israel và Palestine.

Chẳng hạn như, theo ông White, phía Palestine đòi hỏi đàm phán phải diễn ra trên cơ sở “giải pháp hai nhà nước” và “việc công nhận các đường biên giới có từ trước cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967”. Nói cách khác, Palestine muốn một nhà nước độc lập trong tương lai phải bao gồm phần Đông Jerusalem và Bờ Tây đang bị Israel chiếm đóng kể từ sau năm 1967. Một điều kiện nữa là Tel Aviv phải ngưng mở rộng các khu định cư Do Thái tại những vùng đất chiếm đóng  này.  Trái lại, Israel chỉ muốn hòa đàm diễn ra mà không có điều kiện tiên quyết nào.

Chuyến công du Trung Đông mới nhất của ông Kerry đã kéo dài hơn dự kiến sau khi nỗ lực hòa bình của ông nhận được sự ủng hộ của Liên đoàn Ả Rập và Tổng thống Palestine Mahmud Abbas. Dù vậy, phong trào Fatah cầm quyền ở Palestine vào giờ chót đề nghị có sự điều chỉnh đối với kế hoạch hòa bình Trung Đông của ông, trong đó có việc bổ sung điều kiện đường biên giới nói trên.

Diễn biến trên dù gây thất vọng nhưng không vì thế mà ông Kerry nản lòng. Quyết không trở về tay không, nhà ngoại giao Mỹ này hôm 19-7 đã đến Bờ Tây để gặp lại ông Abbas, đồng thời có các cuộc tham vấn qua điện thoại với phía Israel. Sau những nỗ lực ngoại giao con thoi không mệt mỏi, Israel và Palestine cuối cùng đã nhất trí sẽ gặp nhau, sớm nhất là trong tuần tới tại Washington để thảo luận các chi tiết cuối cùng về việc nối lại tiến trình đàm phán bị bế tắc. Các nhà phân tích nhận định kết quả trên là một “kỳ công” của ông Kerry dù vẫn còn quá sớm để biết được số phận của lần đàm phán sắp tới. n

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo