xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không có sáng tạo tuyệt đối trong thời trang?

Đỗ Mạnh Cường

Sau loạt bài “Thời trang nhái” đăng trên Báo Người Lao Động các số ra ngày 24, 25, 26-3, nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường, tác giả của bộ sưu tập Mây, được nêu trong bài “Nhà thiết kế thiếu tự trọng” đã có ý kiến phản hồi

Bộ sưu tập Mây của tôi không phải là bản sao chép bộ sưu tập Xuân hè 2010 của Viktor & Rolf, dựa trên những điều sau:
img

Mẫu thiết kế (mặt trước và sau) của Viktor & Rolf

 
Trong thời trang, có những quy tắc cơ bản khi thiết kế. Tôi dám khẳng định không bao giờ có sự sáng tạo tuyệt đối trong thời trang, mọi thứ đều được dựa trên những thứ có sẵn về cơ bản.

Tại sao những hãng thời trang trên thế giới vẫn làm những chiếc áo sơ mi, quần, đầm, jupe… từ hàng bao nhiêu năm nay cùng với những kiểu dáng như vậy nhưng mỗi nhà thiết kế sẽ có những lựa chọn khác nhau về chất liệu, màu sắc, họa tiết, cách phối hợp, mix quần áo để từ đó sẽ tạo ra những điểm khác biệt của mỗi người. Nhưng như thế không có nghĩa đó là sự sao chép, bạn phải phân biệt được đâu là hàng sao chép, đâu là hàng “nhái” và đâu là sự học hỏi. 
 

img


Nhiều nhà thiết kế áo dài khác ở Việt Nam liệu có dám khẳng định sự sáng tạo trong thời trang của họ là tuyệt đối không, khi sự sáng tạo ấy được dựa trên một cái nền cơ bản là những chiếc áo dài, được thêu thùa, đính kết cũng bằng những kỹ thuật có từ bao năm nay? Vậy mọi người gọi đó là gì? Là sao chép hay là “nhái” không? Đối với tôi, đó là sự kế thừa - học hỏi và từ đó nhà thiết kế, theo cách riêng của mình, sẽ tạo ra những sản phẩm thời trang theo tính cách của chính họ.
 

img

Quay trở lại vấn đề của tôi và Viktor & Rolf. Mọi người nói tôi “nhái” có nghĩa là làm y chang hay ít ra cũng phải giống nhau ở những chi tiết nào đấy, còn hai bộ sưu tập này nếu đặt cạnh nhau, ngoài kỹ thuật nhún bèo để tạo khối thì không có gì là giống nhau cả.

Mà đã gọi là kỹ thuật thì không thể nói là “nhái” vì bất cứ ai muốn tạo khối cho trang phục cũng phải dùng kỹ thuật đó, từ chiếc váy múa balê hay những chiếc đầm công chúa nhiều lớp... Rất nhiều nhà thiết kế nổi tiếng trên thế giới như Jean Paul Gautier, Hussein Chalayan, Giambattista Valli, Christian Dior... cũng đã sử dụng kỹ thuật nhún bèo tạo khối này trong những thiết kế của họ.
 
Đó chính là lý do bộ sưu tập Mây đã được giới thiệu ra mắt tạp chí Elle. Bộ sưu tập đã được gửi hình ảnh qua Paris để trình duyệt trước khi được trình diễn và giới thiệu trên tạp chí Elle số đầu tiên.

img
Mẫu thiết kế trong bộ sưu tập Mây của nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường. Ảnh: C.T.V
 
Đương nhiên, ai làm việc trong ngành thời trang cũng đều biết Viktor & Rolf và bộ sưu tập đầy sự sáng tạo của hai nhà thiết kế lừng danh này vừa diễn ra và tôi không ngốc nghếch đến mức lựa chọn sao chép những mẫu thiết kế của người khác để lừa bịp những người làm trong ngành và họ cũng không ngu ngốc để bị tôi đánh lừa như vậy.

Và cũng không phải ngẫu nhiên mà ngay sau đó, tôi được mời tham gia trình diễn trong một chương trình của Chính phủ Pháp tặng cho thủ đô Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, chương trình DFS9 (Đẹp Fashion Show 9) và được tôn vinh nhà thiết kế xuất sắc trong đêm “Không ngừng bước tới” cùng với bộ sưu tập Mây. 
 

img

Về phom dáng, những ai đã theo dõi cuộc thi Viet Nam Collection Grand Prix 2005 có lẽ đều nhận ra tôi đã phát triển một số phom dáng trong bộ sưu tập Mây từ bộ sưu tập Grand Prix này của tôi, được thiết kế và làm lại sao cho phù hợp với chủ đề Mây.
 
Ngay bộ sưu tập của Vicktor & Rolf 2010 cũng được phát triển từ phong cách thời trang đường phố của Nhật, cũng với kỹ thuật nhún bèo mà nhiều nhà thiết kế khác đã sử dụng. 
 

img

Bộ sưu tập Mây của nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường được một số nhà chuyên môn cho rằng “đã nhái từ bộ sưu tập 2010 của hai nhà thiết kế thời trang thế giới là Viktor Horsting và Rolf Snoeren (Hà Lan), đặc biệt là ở những bộ váy dùng kỹ thuật bèo, nhún bằng cách “trích mẫu” và phát triển ý tưởng của... tác giả gốc rồi đưa vào trong bộ sưu tập của mình”.

 
Bộ sưu tập Mây của nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường được một số nhà chuyên môn cho rằng “đã nhái từ bộ sưu tập 2010 của hai nhà thiết kế thời trang thế giới là Viktor Horsting và Rolf Snoeren (Hà Lan), đặc biệt là ở những bộ váy dùng kỹ thuật bèo, nhún bằng cách “trích mẫu” và phát triển ý tưởng của... tác giả gốc rồi đưa vào trong bộ sưu tập của mình”.
Nội dung phản hồi của nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường cũng là chủ đề mà Báo Người Lao Động muốn đưa ra bàn thảo để giúp công chúng nhận thức đúng hơn về sự sáng tạo trong nghệ thuật thời trang, trước thực trạng thời trang nhái đang là vấn nạn.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo