xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tranh luận về "Thời trang nhái": Tình ngay lý gian!

Nguyễn Thanh Tùng (Giảng viên ngành thiết kế thời trang – Trường ĐH Kiến trúc TPHCM )

Nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường đã đưa ra những sáng tạo ấn tượng mà những ấn tượng này đã có trước đó khi mọi người đến với Viktor&Rolf, đó là “tình ngay lý gian"

Ở đời có những chuyện “tình ngay lý gian” khó mà giãi bày cho cặn kẽ. Như câu chuyện “giống nhau” giữa bộ sưu tập (BST) Mây của Đỗ Mạnh Cường và BST của Viktor&Rolf (V&R), một sự kiện mà nhìn bằng ánh mắt nào, nó sẽ ra vấn đề như thế.
img

Đỗ Mạnh Cường và người mẫu Thanh Hằng trong mẫu thiết kế của anh tại đêm diễn Elle Show 2010. ẢNH DO NHÂN VẬT CUNG CẤP

 
Trước hết, với tư cách người giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy về nguyên lý thiết kế - một trong những phương pháp bắt buộc mà bất cứ một nhà thiết kế được đào tạo bài bản nào cũng phải nắm rõ - tôi xin trình bày vắn tắt con đường hình thành BST theo đúng cách làm chuyên nghiệp, như sau:

Với những gợi ý từ cuộc sống được góp nhặt dựa trên kinh nghiệm và cảm xúc sống của họa sĩ, chúng ta hình thành “đường dẫn ý tưởng” – nghĩa là xuất phát điểm. Xuất phát điểm này chính là cốt lõi sâu xa của thiết kế, theo dạng mà chúng ta vẫn gọi nôm na là ý tưởng.

Với “đường dẫn” đã được xác định, họa sĩ thiết kế sẽ nghiên cứu các yếu tố chuyên môn có liên quan để chuẩn bị cho quá trình thiết kế: thông tin xu hướng, phong cách thời trang tạo nguồn cảm hứng, sách báo, âm nhạc, điện ảnh, nội thất… có cùng một đường dẫn như trên. Bước xác định này khá quan trọng, giúp cho họa sĩ khoanh vùng dần dần những gì sẽ được thiết kế và nhất là giúp họa sĩ không đi chệch ra khỏi quỹ đạo chung của thời trang.
 
Khi không thực hiện bước này (mà hầu hết các nhà thiết kế “tay ngang” đều không biết), BST sẽ dễ dàng lạc ra khỏi hơi thở chung của thế giới. Chuyện này quá nhiều ở làng thời trang Việt Nam.

Sau khi xác định các yếu tố chuyên môn nêu trên, họa sĩ thiết kế bắt đầu chắt lọc thông tin và chọn ra hướng đi của mình. Từ bước này trở đi, trong chuyên môn chúng tôi gọi là bước “triển khai ý tưởng”.
 
img
Một mẫu trong BST Mây, theo Đỗ Mạnh Cường, được phát triển từ các phom dáng trong BST của anh dự thi Vietnam Collection Grandprix 2005 (bên phải). Ảnh do Đỗ Mạnh Cường cung cấp

Quay lại BST của Đỗ Mạnh Cường, rõ ràng anh đã thực hiện rất đúng các bước đi chuyên nghiệp nêu trên. Sự giống nhau giữa BST của Đỗ Mạnh Cường và V&R chỉ dừng lại ở bước 2, nghĩa là có thể Cường đã đưa BST của V&R vào thông tin xu hướng để lấy thông tin về trào lưu và kỹ thuật. Còn về phong cách thiết kế và ý tưởng, chắc chắn 2 BST này không liên quan gì với nhau.
 
Sự mượt mà, thanh lịch của V&R đương nhiên không giống cái cách lãng mạn đầy nổi loạn của Đỗ Mạnh Cường. Sự chặt chẽ về khối của V&R cũng hoàn toàn khác với tính biến tấu phá cách khó biết trước của Đỗ Mạnh Cường. Vì vậy, xét về lý thuyết, BST của Đỗ Mạnh Cường không thể bị xem là sao chép BST của V&R.

Ở mặt khác, đương nhiên không thể không thấy sự giống nhau rất lớn của 2 BST này. Một mặt, hãy cùng nhau khẳng định rằng thiết kế thời trang đúng là quá trình sáng tạo độc lập nhưng không phải là không có sự lặp lại các yếu tố kỹ thuật. Công bằng mà nói, Đỗ Mạnh Cường đã đưa ra những sáng tạo ấn tượng mà những ấn tượng này đã có trước đó khi mọi người đến với V&R, đó là  “tình ngay lý gian”. Nếu xem đây là sự “học hỏi” có lẽ đúng hơn so với từ “sao chép”.

Điều cần nói ở đây chính là cái tâm của người làm nghề và cái tâm của dư luận.
 

Tại sao giống nhau?

Có những cái đã trở thành khuôn mẫu như áo dài chẳng hạn. Cái dáng áo là như thế, kiểu như thế, bây giờ muốn sáng tạo thì chỉ có thể sáng tạo họa tiết, hoa văn trên áo. Còn những BST thì khác.
 
Tôi thấy trừ khi nhái ý tưởng ra, còn lại ít khi nào đụng hàng, nhất là khi nó độc đáo như vậy. Kỹ thuật nhún bèo gì đó là một lẽ nhưng nhà thiết kế cũng nói từ kỹ thuật này có thể tạo ra nhiều hình khối khác nhau, vậy thì tại sao thiết kế của Đỗ Mạnh Cường lại giống đến cả kỹ thuật lẫn hình khối của sản phẩm nữa? Tôi là người ngoại đạo, chỉ thấy sao nói vậy, dựa trên những gì Đỗ Mạnh Cường phân tích.
 
Vũ Anh

Ý tưởng lớn gặp nhau?

Rõ ràng là nhái ý tưởng của người ta rồi mà còn ngụy biện. Bộ sưu tập của Viktor & Rolf là thời trang độc, lạ chỉ để trình diễn là chủ yếu. Do đó, không thể có chuyện “ý tưởng lớn gặp nhau” trong trường hợp này

Thu An
 
...
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo