xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Chuyện tình" ly kỳ giữa người và bầy vọoc ở đỉnh núi thiêng

Theo Thanh Dũng (Báo Thanh Niên)

Giờ thì phượng hoàng trên núi đã tuyệt tích. Nhưng núi thiêng không vì thế mà kém thiêng.

Núi Cô Tô (xã núi Tô, H. Tri Tôn, An Giang) cao hơn 600 m là 1 trong các "linh huyệt" của Thất Sơn. Núi này còn gọi là Phụng Hoàng sơn vì núi có hình dáng như chim phượng hoàng, ngoài ra tương truyền trên núi này một thời có đông đúc chim phượng hoàng cư ngụ.

Tình người và thú

Giờ thì phượng hoàng trên núi đã tuyệt tích. Nhưng núi thiêng không vì thế mà kém thiêng. Một dạo, bầy linh trưởng có tên trong Sách đỏ Việt Nam đột ngột xuất hiện cư ngụ trên đỉnh núi Cô Tô, kết bạn với và người dân bản địa, tạo nên câu chuyện kỳ thú núi rừng.

Trong tự nhiên, loài voọc chà vá rất nhát người, thoáng thấy bóng người chúng đã "biến mất". Thế mà, nơi đây giữa người và thú nảy sinh mối thâm tình.

Mục sở thị tình cảm người và loài thú, chúng tôi vẫn chưa quên được cái cảnh hiếm hoi mà các nhà khoa học chắc chắn phải kinh ngạc. Quên sao được hình ảnh giữa chập chùng bóng núi, vị sư cô pháp danh Diệu Định hay ông Trần Văn Thành cầm ổ bánh mì đưa cho bầy voọc và chúng chộp lấy ăn ngon lành.

Hình ảnh thân thiện này rất hiếm thấy.

Chuyện tình ly kỳ giữa người và bầy vọoc ở đỉnh núi thiêng - Ảnh 1.

Cảnh thân thiện giữa người và thú

Khi ăn đã no nê, đùa giỡn chán, lũ voọc kêu vang mấy tiếng rồi nhót lên rặng cây cao, biến vào rừng mất hút. Lũ linh trưởng lạ lắm, những cư dân khác trên núi, gọi chúng, có khi chúng về ăn, có khi không.

Ông Thành là cư dân cố cựu trên núi Cô Tô, cũng là người đầu tiên làm quen với lũ voọc. Đó là năm 1996, ông Thành đi rừng bất chợt có con thú giống như khỉ nhưng lông rất đẹp xuất hiện và lẩn trốn nhanh. Sau nhiều lần gặp nhau, ông Thành dùng bánh mì, trái chuối dụ cho khỉ ăn và nhận ra rằng đó là con “khỉ đực” mà dân núi quen gọi là con lọ nồi.

Khi quen hơi người, "con khỉ" dạn dĩ không còn phóng chạy, thậm chí còn dắt theo con cái làm quen với ông Thành. Rồi theo thời gian, cặp thú này sinh lũ con. Sau này ngành kiểm lâm biết, theo dõi và xác định lũ khỉ đó là loài voọc quý hiếm có tên trong Sách đỏ.

Núi rừng An Giang có nhiều thú rừng như hươu, nai, sóc, nhen, khỉ, rắn hổ mây, cọp…,nhưng loài voọc rất hiếm. Chúng từ đâu đến, không ai lý giải được, nhiều người đoán cặp thú do ai đó lén đem lên núi phóng sinh. Rất nhiều câu hỏi cùng bao thắc mắc nhưng câu trả lời chính xác vẫn im lặng như ngọn núi thiêng.

Chuyện tình ly kỳ giữa người và bầy vọoc ở đỉnh núi thiêng - Ảnh 2.

Hai con vọc cái

Cái chết đáng thương

Những năm 2014 và đầu năm 2015, chúng tôi thượng sơn du ngoạn lên núi xa lánh ồn ào xe cộ, hưởng cái thư thả nhàn tản của núi Cô Tô. Vào xuân, cỏ cây tươi tốt, chim kêu vang trời càng làm lòng người thư thái. Và trên núi này chúng tôi gặp nhiều đoàn khách hành hương đang sửng sờ ngắm bầy voọc đang đùa giỡn bên người.

Cũng cần nói thêm rằng, bầy thú có 6 con. Con đầu đàn từng kết bạn với ông Thành, do già yếu, nên đã chết, thân xác rũ mục vào núi rừng.

Mới đây, khi kiểm tra cái bồn cao 1,5m để trên núi ilấy nước mưa xài chung, người dân trên núi như chết lặng khi thấy xác 2 con voọc đực nằm trong bồn. Bao lâu nay, hình ảnh lũ thú thân thiện với người và được dân trên núi bảo vệ, cho ăn uống đã trở nên quen thuộc với cư dân xóm núi, nay thấy xác chúng ai cũng chạnh lòng.

Nhiều người đoán, lúc đó do khô hạn nên nước ngầm, nước suối cạn và lũ linh trưởng khát. Khi thấy cái bồn chúng nhảy vào uống nước và rồi bồn cao quá, lại trơn tuột không đu leo được nên chúng như bị cầm tù, đói khát mỏi mòn nên chết gục…Có lẽ, sự ra đi của chúng vẫn là khoảng lặng của núi rừng như khi chúng xuất hiện.

Ông Bành Hùng, Trưởng phòng bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên, Chi cục kiểm lâm An Giang, cho biết khi phát hiện xác 2 con voọc, người dân đã báo cho kiểm lâm hay và cán bộ kiểm lâm đã tới đó kiểm tra, sau khi thao tác nghiệp vụ, xác 2 con voọc xấu số đã được chôn trên núi. Theo ông Hùng, sau đó kiểm lâm phát hiện thêm 1 con voọc cái cũng đã chết.

Chuyện tình ly kỳ giữa người và bầy vọoc ở đỉnh núi thiêng - Ảnh 3.

Một góc núi Cô Tô

Điều đáng lo hiện tại là số phận của 2 con cái đã trưởng thành. Mất đi con đầu đàn, lũ voọc còn lại phải chống chọi với khắc nghiệt trong hoang dã cùng sự tấn công lũ khỉ rừng.

Ông Bành Hùng cho biết lực lượng kiểm lâm đang tìm voọc đực để thả trên núi Cô Tô nhưng đến nay vẫn chưa tìm được.

Trước mắt, lực lượng kiểm lâm sẽ tập trung  lo bảo tồn 2 cá thể voọc cái còn lại. Biện pháp cuối cùng chẳng đặng đừng là sẽ dời 2 con voọc cái đi, nhưng ngay cả chuyện này không phải dễ dàng gì, vì lũ voọc đã quen thổ nhưỡng núi rừng An Giang.

Chuyện lũ voọc trên đỉnh núi thiêng Cô Tô nếu chỉ còn là tàn tích xưa thì quả là đáng tiếc cho câu "chuyện tình" kỳ lạ giữa người và thú. Một ngày nào đó, như loài chim phượng hoàng biến mất đầy bí ẩn, câu chuyện bầy linh trưởng xinh đẹp cũng dần lùi vào tâm thức núi rừng mênh mang, thì quả là đáng tiếc.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo