xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo vệ thông tin cá nhân trên internet

Xuân Hạo

Tòa án Tối cao châu Âu vừa ra phán quyết cho phép người dùng kiểm soát các thông tin cá nhân trên mạng internet. Vì sao có phán quyết này? Người dùng có lợi hay bị kiểm duyệt?

Phán quyết này được đưa ra hôm 13-5 khẳng định quyền của người dùng được kiểm soát những thông tin cá nhân qua các bộ máy tìm kiếm trên mạng. Điều này cho phép người dùng có thể kiểm soát lý lịch của họ trên mạng internet nhưng đồng thời cũng làm dấy lên lo ngại cản trở sự tự do minh bạch thông tin.

“Quyền được lãng quên”

Sự kiện này được xem là động thái của chính quyền khối châu Âu tìm cách củng cố các đạo luật về thông tin cá nhân trên internet nhưng cũng gây ngạc nhiên vì trước đó cũng chính tòa án này đã từng bác bỏ các đề xuất tương tự. Đây là lần đầu tiên một chính quyền khu vực có phán quyết pháp lý như vậy. Phán quyết này được xem là một thắng lợi lớn cho những ai ủng hộ “quyền được lãng quên” - một khái niệm đặt quyền tự do kiểm duyệt thông tin cá nhân vào tay người dùng.

Google là bộ máy tìm kiếm phổ biến nhất tại châu Âu, sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi phán quyết về khả năng kiểm soát thông tin cá nhân của người dùng Nguồn: HUFFINGTON POST
Google là bộ máy tìm kiếm phổ biến nhất tại châu Âu, sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi phán quyết về khả năng kiểm soát thông tin cá nhân của người dùng Nguồn: HUFFINGTON POST

Từ lâu, người dùng mạng internet có thói quen sử dụng các bộ máy tìm kiếm để kiểm tra danh tính của bạn bè, người thân, đối tác kinh doanh, đối tượng tuyển dụng và thậm chí cả người yêu tương lai. Khả năng này đến từ sự hữu hiệu của các bộ máy tìm kiếm và mạng xã hội. Các dịch vụ này có thể rà soát trên mạng internet, thu thập thông tin và hiển thị một cách rõ ràng. Từ đó, những thông tin có tính chất tiêu cực, có thể gây tổn hại đến danh tính và thậm chí sự nghiệp cho người dùng dù cá nhân đó có muốn hay không.

Một ví dụ cho việc này lại chính là lý do tạo ra phán quyết kể trên: Vụ kiện của Mario Costeja - một luật sư người Tây Ban Nha - khởi kiện Google vào năm 2009 khi ông phát hiện việc tìm kiếm tên mình trên Google cho thấy các bài báo về nợ nần của ông trong quá khứ. Costeja cho rằng các thông tin này đã không còn hợp lý vì nợ nần của ông đã được giải quyết từ lâu, ông yêu cầu Google gỡ bỏ thông tin để không làm hại đến thanh danh và công việc của mình trong tương lai. Vụ kiện của luật sư này cùng với nhiều vụ việc tương tự, được đệ lên Tòa án Tối cao châu Âu, nơi đưa ra phán quyết đáng ngạc nhiên trên.

Bảo vệ hay kiểm duyệt?

Nhìn thoáng qua, phán quyết này có thể đem lại quyền lợi tích cực cho người dùng nhưng nhiều người cho rằng đó là con dao 2 lưỡi. Một mặt, lần đầu tiên người dùng có thể nắm giữ các thông tin về bản thân mình trên mạng internet. Mặt khác, tổ chức Computer & Communications Industry Association - đại diện cho phía các công ty dịch vụ tìm kiếm và mạng xã hội (trong đó có Google, Yahoo!, Microsoft và Facebook) - cho rằng quyền này có thể bị lạm dụng để kiểm duyệt các thông tin trên mạng internet, ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận và tính chân thực của thông tin.

Với phán quyết này, một khả năng mới có thể xảy ra, đó là việc biến hồ sơ cá nhân của một con người, thông qua bộ máy tìm kiếm, trở thành một bảng thông tin được chọn lọc và kiểm duyệt để có lợi cho cá nhân đó. Những thông tin có hại cho cá nhân, dù là hoàn toàn đúng, có thể bị loại bỏ, dẫn đến sự sai lệch thông tin về cá nhân đó.

Ví dụ cụ thể: Đối với các người dùng trẻ tuổi, việc có thể xóa bỏ các thông tin về các lỗi lầm thời non trẻ có thể rất có lợi cho sự nghiệp sau này của họ. Với quyền được kiểm soát thông tin, họ có thể tự viết lại lý lịch thông qua thông tin mạng. Như thế, nó đã làm sai lệch thông tin về cá nhân ấy qua thông tin của các bộ máy tìm kiếm.

Tiền lệ cho tương lai

Tuy vậy, phán quyết của Tòa án Tối cao châu Âu vẫn sẽ không mang lại nhiều thay đổi lớn cho mạng internet. Ảnh hưởng lớn nhất của nó là việc đặt ra các tiền lệ để những thay đổi pháp lý tương tự về thông tin cá nhân sẽ được thực hiện trong tương lai. Phía bị thiệt hại nhiều nhất là Google - bộ máy tìm kiếm phổ biến nhất tại châu Âu, nay sẽ phải chuẩn bị để chấp hành phán quyết trên.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều câu hỏi bỏ ngỏ. Ngoài việc đối phó với tính chất tiêu cực của quyền quản lý thông tin, những công ty như Google, Facebook, Yahoo!, Bing của Microsoft sẽ phải thay đổi các chính sách của họ trong tương lai như thế nào để vẫn có thể kiếm được lợi nhuận từ việc thu thập thông tin.

Người dùng đã bị “làm tiền”

Các bộ máy tìm kiếm và mạng xã hội từ lâu đã sử dụng mô hình kiếm lợi nhuận qua thông tin cá nhân của người dùng. Từ thói quen sử dụng mạng internet, các cụm từ người dùng hay tìm kiếm, các đường dẫn người dùng bấm vào... đều có thể được sử dụng để tạo ra một hồ sơ hoàn chỉnh cho lý lịch một cá nhân. Trong thời đại công nghệ, các thông tin này rất có giá trị cho việc kinh doanh, quảng cáo hay khảo sát diện rộng..., biến chúng thành các công cụ cực kỳ hiệu quả để thu lợi nhuận. Tuy nhiên, người dùng thường rất ít khi để ý đến hoạt động này vì chúng vốn diễn ra âm thầm đằng sau các dịch vụ mạng và tiện ích di động.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo