Thứ Sáu, 10/1/2025
xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mua bán trực tuyến bùng nổ ở Ấn Độ

Xuân Hạo

(ictworld.vn) - Với một thị trường khá giống với Việt Nam nhưng ngành mua bán trực tuyến tại Ấn Độ đang bùng nổ dữ dội

Cách đây không lâu, hầu hết người tiêu dùng Ấn Độ đều không có tài khoản ngân hàng, cũng không sử dụng thẻ tín dụng. Thị trường này đã và vẫn còn là một “thiên đường” cho các cửa hàng bán lẻ địa phương, những sạp hàng bày bán lộn xộn, chật chội, với cả người rao bán ồn ào. Tuy nhiên hiện nay, Ấn Độ đang chứng kiến một cuộc trỗi dậy mạnh mẽ của ngành bán lẻ trực tuyến.

Thay đổi

Ngành bán lẻ trực tuyến tại Ấn Độ chỉ mới bắt đầu chớm nở trong vài năm nay. Sự lan rộng của mạng internet đã giúp người dân đang ngày càng chuyển sang làm việc và sinh hoạt thông qua mạng. Ngoài việc tạo cơ hội cho người dùng tiếp cận các loại hình e-commerce (bán lẻ trực tuyến), mạng internet cũng cho phép quảng cáo thâm nhập mạnh mẽ hơn qua email, quảng cáo trên mạng.

Hai nhà sáng lập Flipkart - Binny Bansal và Sachin Bansal Nguồn: QZ - FLIPKART
Hai nhà sáng lập Flipkart - Binny Bansal và Sachin Bansal Nguồn: QZ - FLIPKART

Trong môi trường này, nhiều tên tuổi lớn đang dần nổi lên, trong đó có Snapdeal, một trang web dịch vụ bán lẻ trực tuyến. Thành lập vào năm 2010, Snapdeal đã thay đổi từ một trang web chuyên bán các phiếu giảm giá thành một dịch vụ có mô hình “chợ ảo trực tuyến” - bán hàng cho bên thứ ba. Hiện nay, Snapdeal có đến hơn 30.000 tiểu thương sử dụng dịch vụ này với hơn 500 loại sản phẩm, dịch vụ và sắp đạt ngưỡng 1 tỉ USD doanh thu trong năm 2014. Snapdeal vừa quyên góp được 233 triệu USD đầu tư với một phần lớn từ eBay. Trong khi đó, một gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến Ấn Độ khác là Flipkart cũng thu được số vốn kỷ lục là 1 tỉ USD từ các nhà đầu tư quốc tế và đó là số vốn quyên góp lớn nhất từ trước đến nay cho một công ty công nghệ Ấn Độ. (Có thể so sánh với lần quyên góp vốn của Facebook vào năm 2011 đạt 1 tỉ USD và dịch vụ taxi Uber - 1,2 tỉ USD năm 2014).

Tiềm năng lớn

Tuy vậy, ngành bán lẻ trực tuyến tại Ấn Độ vẫn còn rất mới. Hiện giá trị của ngành bán lẻ trực tuyến chỉ chiếm 1% ngành bán lẻ, vốn có tổng giá trị khoảng 500 tỉ USD. Các hãng bán lẻ trực tuyến tại Ấn Độ hy vọng có thể đưa con số này lên 20% trong 20 năm tới. Để so sánh, một thị trường bán lẻ trực tuyến khổng lồ khác là Trung Quốc sẽ đạt 180 tỉ USD trong năm nay, chiếm 9% của ngành bán lẻ Trung Quốc. Alibaba - hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất tại Trung Quốc - đã lên sàn chứng khoán với giá trị lên đến 200 tỉ USD. Trong khi đó, cả Flipkart và Snapdeal của Ấn Độ vẫn chưa sẵn sàng để tung ra cổ phiếu.

Dù vậy, tương lai của thị trường bán lẻ trực tuyến Ấn Độ rất lạc quan. Theo hãng Mobile Association of India, ngành e-commerce của Ấn Độ đang phát triển với tỉ lệ 34%/năm. Mặt khác, hãng phân tích thị trường Nielsen thực hiện một cuộc khảo sát xem xét tính lạc quan trong chi tiêu của người tiêu dùng, dựa trên các yếu tố như triển vọng nghề nghiệp, tài chính cá nhân và ý định chi tiêu, theo chỉ tiêu hơn 100 điểm là khả quan thì Ấn Độ được xếp vào vị trí cao nhất với 128 điểm khả quan. Số điểm này chứng tỏ thị trường Ấn Độ rất tiềm năng (trong khi đó Việt Nam chỉ đạt 98 điểm).

Mối đe dọa từ bên ngoài

Có một vấn đề là văn hóa mua sắm tại Ấn Độ đang cản trở sự phát triển của ngành e-commerce. Người tiêu dùng vẫn có thói quen sử dụng các cửa tiệm địa phương để được mua bán tận tay. Thẻ tín dụng đang dần trở nên phổ biến nhưng người tiêu dùng vẫn còn e ngại khi chi trả qua mạng. Để đối phó với vấn đề này, các hãng bán lẻ trực tuyến sử dụng nhiều hình thức như cho phép trả tiền mặt khi nhận hàng và khả năng trả lại hàng nhanh chóng. Snapdeal, Flipkart và Jabong thậm chí còn lập các công ty vận chuyển hàng riêng để đối phó với sự yếu kém của ngành bưu điện.

Một mối đe dọa lớn hơn cho các công ty bán lẻ này lại đến từ bên ngoài Ấn Độ khi các gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến, trong đó có Amazon, đang nhăm nhe tranh giành thị trường béo bở này. Dù hiện tại vẫn còn nhiều quy định cấm các nhà bán lẻ trực tuyến nước ngoài được tự do kinh doanh ở Ấn Độ nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy có thể thay đổi. Amazon đã mở thêm nhiều trung tâm phân phối tại quốc gia này và họ có thể sẽ mua lại nhiều công ty bán lẻ tại đây để kinh doanh. Tuy vậy, chính quyền Ấn Độ vẫn tiếp tục bảo vệ các hãng trong nước. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng lên tiếng ủng hộ hình thức mua bán trực tuyến khi tuyên bố: “Đây là kỷ nguyên marketing qua mạng. Hãy chấp nhận công nghệ hiện đại và sử dụng chúng”.

Việt Nam gần giống Ấn Độ

Bức tranh thị trường bán lẻ trực tuyến của Ấn Độ và cả Trung Quốc gần giống Việt Nam nhưng thị trường này ở nước ta còn mới mẻ hơn cả so với Ấn Độ. Theo báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2013 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECITA, Bộ Công Thương), doanh thu ước tính của thương mại điện tử Việt Nam vào năm 2015 sẽ dao động từ 3,7-4,3 tỉ USD. Vì vậy, những bài học thương mại trực tuyến từ Ấn Độ rất có ích cho Việt Nam.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo