1. "Nhật thực Nam Cực" tháng 4
Vào ngày 30-4, hiện tượng nhật thực một phần sẽ xuất hiện trên bầu trời khu vực phía Nam của Nam Mỹ, một phần Nam Cực, Thái Bình Dương và Đại Tây dương. Như vậy, hầu hết khu vực quan sát lại nằm ở nơi không người của thế giới.
Clip thể hiện đường đi của "nhật thực Nam Cực" - Clip: Time and Date
Trong lần nhật thực này, mặt trăng chỉ "ăn" một phần nhỏ Mặt Trời, ngay cả giai đoạn cực đại thì tỉ lệ che lấp cũng chưa tới 40%.
2. "Trăng hoa máu" tháng 5
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần này có thể nhìn thấy ở khu vực Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi và một phần Tây Á, cùng một số phần đại dương bao quanh các lục địa nói trên.
Đường đi của "trăng hoa máu", trong đó khu vực tối nhất sẽ quan sát rõ nhất - Clip: Time and Date
Giai đoạn "đỉnh" của nguyệt thực rơi vào 4 giờ 11 phút rạng sáng 16-5 theo giờ quốc tế, tức 11 giờ 11 phút theo giờ Việt Nam, đồng nghĩa với việc chúng ta không thể quan sát.
3. "Lưỡi liềm ánh sáng" tháng 10
Nhật thực một phần xảy ra vào ngày 25-10 có thể nhìn thấy ở khu vực châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông và Tây Á. Độ che phủ của nhật thực này rất cao, vào giai đoạn đỉnh điểm Mặt Trời chỉ còn là một lưỡi liềm ánh sáng mỏng.
Nhật thực tháng 10 khi đạt đỉnh - Ảnh: Time and Date
Đường đi của nhật thực tháng 10 - Ảnh: Time and Date
4. "Trăng sương giá" hóa trăng máu, nhìn thấy từ Việt Nam
Vào lúc hoàng hôn ngày 8-11, người Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát "trăng máu", tức nguyệt thực toàn phần dù đất nước chúng ta không phải là nơi thuận lợi nhất để quan sát, sẽ bỏ lỡ một số giai đoạn của nguyệt thực.
Ảnh mô tả về "trăng máu sương giá" nhìn từ TP HCM - Ảnh: Time and date
Hiện tượng sẽ kéo dài suốt vài 3 giờ 33 phút, bắt đầu lúc 17 giờ 22 phút (giờ Việt Nam), đạt đỉnh lúc 17 giờ 59 phút và kết thúc lúc 20 giờ 56 phút. Trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu đến 18 giờ 42 phút, màu đỏ sẽ bao phủ tòa bộ mặt trăng sau đó lui dần.
Khu vực quan sát trăng máu thuận lợi nhất là khu vực phía Tây Canada và Mỹ, Đông Bắc Á và phần lớn Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương.
Bình luận (0)