1. Đền Sacsayhuaman, Peru
Ngôi đền này nổi tiếng không chỉ bởi cách xây dựng bằng đá phiến không cần dùng đến bất cứ hỗn hợp kết dính nào (thậm chí vừa vặn đến mức tờ giấy cũng không thể đưa lọt qua), mà còn bởi bề mặt hoàn hảo của từng khối đá.
2. Cổng Mặt trời, Bolivia
Cổng Mặt trời nằm ở Tiwanaku – một thành phố cổ xưa và bí ẩn. Các nhà khoa học cho rằng vào thiên niên kỷ thứ nhất, nó từng là trung tâm của một đế quốc rộng lớn. Cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có được lý giải xác đáng về ý nghĩa của bức vẽ trên thành cổng. Có lẽ nó mang những giá trị chiêm tinh và thiên văn học nào đó.
3. Hang Luận Ngữ, Trung Quốc
Đây là hang nhân tạo, được đục khoét trong đá sa thạch, một công trình kỳ công với sự lao động vất vả của hàng nghìn người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, trong hang động này lại không có bất cứ dấu tích nào đề cập đến những người đã xây dựng nó.
4. Thành phố dưới đáy biển Yonaguni, Nhật Bản
Thành phố này tình cờ được huấn luyện viên lặn Kihachiro Arataki phát hiện ra. Nó đã phá hủy hết tất cả các lý thuyết khoa học. Khối núi đá mà người ta xây dựng thành phố đã rơi xuống nước khoảng 10.000 năm trước đây, tức là nó đã được xây dựng trước kim tự tháp Ai Cập rất lâu.
Theo quan điểm hiện đại của một số nhà khoa học, ở thời đại xa xưa đó, loài người chỉ sống trong các hang động, săn bắn thú hoang để sinh sống, chứ chưa thể xây dựng một thành phố bằng đá.
5. Mohenjo-daro (ngọn đồi Chết), Pakistan
Năm 1922, nhà khảo cổ Ấn Độ Raghe Banardzhi đã tìm thấy những tàn tích của một thành phố cổ ở một trong những hòn đảo của sông Indus. Cho đến nay, vẫn chưa có lời giải đáp cho những câu câu hỏi như: Tại sao lại có thể phá hủy một thành phố lớn như vậy, những người dân đã di cư đi đâu?
6. Ngôi làng L'Anse aux Meadows, Canada
Ngôi làng này được thành lập bởi người Viking khoảng 1.000 năm trước. Điều này có nghĩa rằng họ đã đến Bắc Mỹ từ rất lâu trước khi Christopher Columbus ra đời.
7. Những đường hầm từ thời kỳ đồ đá
Người ta đã phát hiện ra một mạng lưới rộng lớn các đường hầm dưới lòng đất (nằm rải rác khắp châu Âu, từ Scotland đến Thổ Nhĩ Kỳ). Điều này cho thấy trong thời kỳ đồ đá, loài người không chỉ biết săn bắn và hái lượm. Nhưng mục đích thực sự của đường hầm này đến bây giờ vẫn còn là một bí ẩn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng mục đích của chúng là bảo vệ con người khỏi kẻ thù, có ý kiến lại cho rằng hệ thống đường hầm này nhằm giúp con người đi lại một cách an toàn trong mọi điều kiện thời tiết và chiến tranh.
8. Những quả cầu đá khổng lồ ở Costa - Rica
Những khối đá này tạo nên sự bí ẩn không chỉ bởi hình dáng bên ngoài mà còn bởi nguồn gốc và mục đích của chúng. Lần đầu tiên chúng được phát hiện là vào những năm 30 của thế kỷ XX, khi công nhân của các đồn điền chuối đi phát rẫy. Truyền thuyết kể rằng, người ta đã cất giấu vàng ở bên trong các quả cầu đá bí ẩn này nhưng hiện tất cả đều trống rỗng
Bình luận (0)