xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bản đồ dông, sét

NGUYỄN QUYẾT

Viện Vật lý Địa cầu đã lập “Bản đồ mật độ sét” trên toàn quốc khá chính xác. Theo đó, mỗi năm có khoảng 2 triệu cú sét đánh xuống đất trên toàn lãnh thổ Việt Nam; các tỉnh, vùng có mật độ dông, sét cao như Hải Dương, Hà Tĩnh, đồng bằng sông Cửu Long…

Hậu quả của sét đánh là khôn lường, không chỉ thiệt hại về người mà còn gây thiệt hại lớn về vật chất. Rất nhiều công trình đường dây tải điện, kho tàng, các thiết bị ngành bưu chính viễn thông, thiết bị nghiên cứu khoa học, thiết bị điện tử đã bị sét đánh hỏng gây thiệt hại rất lớn. Điển hình, tháng 5 vừa qua, sấm sét khiến 6 nông dân ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An chết tại chỗ, 7 người bị thương nặng; trong tháng 6, Hãng Hàng không Vietnam Airlines cũng phải hủy chuyến vì sét đánh…
 
Mật độ dông, sét cao của thế giới
 
TS Nguyễn Xuân Anh, Trưởng Phòng Vật lý Khí quyển, Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết Việt Nam thuộc một trong 3 khu vực tập trung nhiều dông, sét của thế giới. Vì nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới có độ ẩm cao, lại gần biển, có đường bờ biển kéo dài nên gió từ biển đưa vào càng tăng thêm độ ẩm trong vùng đất liền, gây mưa dông.
Theo Viện Vật lý Địa cầu, sét thường chỉ xảy ra trong các cơn dông. Đặc biệt là những cơn dông đầu mùa mưa thường mang theo những trận sét nguy hiểm nhất. Lý do là vào thời điểm giao mùa thường xuất hiện 2 luồng không khí nóng ẩm và lạnh. Điểm giao thoa giữa 2 luồng không khí này chính là nơi xảy ra dông. Đây cũng là địa điểm tập trung sét. Vì thế, những nơi xảy ra hiện tượng tập trung dông, sét với mật độ cao trong một thời gian nhất định, thực chất là đang có sự hoạt động mạnh mẽ của 2 luồng không khí nóng ẩm và lạnh.
img
Bản đồ mật độ sét đánh trung bình hằng năm trên lãnh thổ nước ta. ẢNH DO VIỆN VẬT LÝ ĐỊA CẦU CUNG CẤP
 
“Dựa trên đặc điểm sét chỉ thường hình thành trong những cơn dông nên việc dự báo sét sẽ xảy ra ở khu vực nào để cảnh báo cho người dân là hoàn toàn có thể thực hiện được” - TS Nguyễn Xuân Anh cho biết. Chính vì vậy, từ năm 2002, các nhà khoa học Viện Vật lý Địa cầu đã bước đầu thu thập được các số liệu lịch sử liên quan đến dông sét ở Việt Nam, tạo cơ sở cho việc xây dựng bản đồ sét trên phạm vi toàn quốc. Đây là đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước.
 
Dự án đã tổ chức mạng lưới đo sự phóng điện sét trên mặt đất qua 8 trạm đếm sét đặt tại Thái Nguyên, Bạc Liêu, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Trị, Mộc Châu, Phú Thụy, Nghĩa Đô. Các số liệu này là cơ sở để thiết lập một bản đồ mật độ sét ở Việt Nam. Ngoài ra, các nhà khoa học còn kết hợp sử dụng dữ liệu vệ tinh do Cơ quan Vũ trụ Mỹ cung cấp và dữ liệu ra đa quan sát thời tiết tại Việt Nam để xử lý, phân tích, làm rõ cơ chế hoạt động dông, sét trên toàn lãnh thổ.
Nhóm nghiên cứu cho biết kết quả của công trình “Bản đồ mật độ sét” sẽ giúp đề xuất các giải pháp phòng chống sét cho nhiều loại đối tượng, như với các trạm biến áp, khu vực dân cư... Nếu khu vực có mật độ sét đánh cao, cần tăng cường các giải pháp đề phòng sét đánh. Đây là công việc rất cần thiết, bởi mức độ gây thiệt hại của dông, sét gia tăng theo tốc độ công nghiệp hóa.
 
Khó dự báo
 
Theo TS  Nguyễn Xuân Anh, hiện tại, chỉ có thể dự báo từ 1 - 2 giờ trước khi xảy ra sét. Với 8 trạm theo dõi và dự báo dông, sét được lắp đặt trên địa bàn cả nước, khả năng dự đoán trong bán kính 200 km cho mỗi trạm, hệ thống trạm quan trắc này có thể dự đoán về nguy cơ xảy ra dông, sét tại bất kỳ địa phương nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
 
Dựa trên hệ thống dự báo này, Viện Vật lý Địa cầu thống kê: Mỗi năm, có tới khoảng 2 triệu cú sét đánh xuống đất trên lãnh thổ nước ta. Khu vực thường xảy ra sét đánh nhất là Hải Dương, Hà Tĩnh, đồng bằng sông Cửu Long. Dù nguy hiểm vậy, song theo TS Nguyễn Xuân Anh, nếu người dân nắm vững được quy phạm phòng tránh sét, sẽ hạn chế nhiều thiệt hại về người cũng như vật chất. 
 
Theo các nhà khoa học, thường cơn dông kéo đến rất nhanh, chỉ trong vòng khoảng 15 phút và di chuyển với vận tốc 40 km/giờ. Khi đang ở nơi không an toàn, cần phải để ý đến các dấu hiệu của dông như mây đen, không khí lạnh, gió. Nếu ở trong nhà nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại - trừ trường hợp rất cần thiết. Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc chuẩn bị có dông. Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1 m. Cần rút ăng-ten ra khỏi tivi khi có dông.
 
Theo các nhà khoa học cũng như kinh nghiệm dân gian, nếu đang ở ngoài trời, tuyệt đối không trú mưa dưới tán cây, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, máy móc, hàng rào sắt... Nên tìm chỗ khô ráo, nếu ở khu vực có nhiều cây xung quanh, nên tìm chỗ thấp, tìm vị trí cây thấp để trú ẩn. Người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất; nhón chân, không được nằm xuống đất. Ngoài ra, không đứng thành nhóm người gần nhau.

Nếu bạn cảm thấy tóc bị dựng lên, có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào. Lúc đó, bạn hãy lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo