Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Bruce Hardy, nhà nhân chủng học từ Đại học Kenyon ở Ohio (Mỹ) cho biết bằng chức sốc mới – bó sợi cổ nhất nhân loại – có thể thách thức những định kiến cho rằng loài người tuyệt chủng Neanderthals kém thông minh hơn Homo Sapiens.
Đó là một đoạn dây thừng xoắn bằng 3 sợi nhỏ, chỉ dài 6 mm, quấn quanh một dụng cụ bằng đá dài 60 mm. Phân tích bằng kính hiển vi cho thấy nó được làm rất tinh vi: mỗi sợi nhỏ lại được dệt từ nhiều sợi nhỏ khác lấy từ vỏ trong của một loại cây lá kim. Mẫu vật được khai quật từ một địa điểm định cư của người Neanderthals ở Abri du Maras, miền Nam nước Pháp.
Cận cảnh bó sợi cổ đại, được bện thành dây thừng với kỹ thuật dệt sợi phức tạp - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Với người hiện đại, một đoạn dây có vẻ bình thường, tuy nhiên đối với ngành khảo cổ, đoạn dây đó là bằng chứng cho thấy những con người cổ này đã phát triển kỹ năng dệt sợi. Kỹ thuật dùng trong đoạn dây cho thấy người Neanderthals đã có thể làm ra vải, giỏ, chiếu, lưới và các loại bẫy từ sợi, một bước tiến hóa rất lớn của nền văn minh thời kỳ đồ đá.
"Hiểu và sử dụng sợi xoắn còn ngụ s việc sử dụng các công nghệ đa thành phần phức tạp cũng như hiểu biết toán học sơ đẳng về các cặp, bộ và số" – các nhà nghiên cứu viết trong bài công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports.
Địa điểm khai quật ở Pháp - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Trong khi bằng chứng xưa nhất về khả năng dệt sợi của người Homo sapiens khai quật ở Biển hồ Galilee (Israel) có tuổi đời chỉ 19.000 năm, mảnh sợi của người Neanderthals có niên đại tới 41.000-52.000 năm.
Để đạt được những hiểu biết và kỹ năng này, trí thông minh của người Neanderthals đã tiến hóa đến một cấp bậc nhất định, nói không ngoa là thông minh hơn tổ tiên Homo sapiens chúng ta cùng thời. Trước đó, từng có một số nghiên cứu cho thấy người Neanderthals từng có tiến hóa vượt bậc về hình thể: một số hài cốt của họ cho thấy họ thậm chí đứng thẳng hơn con người và có cơ thể khỏe mạnh, khéo léo hơn cả chúng ta.
Bình luận (0)