xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo vệ động vật hoang dã ở VN: Báo động đỏ

CHÁNH TRUNG

Sự kiện 2 con voọc chà vá quý hiếm bị giết hại một cách dã man và đưa hình ảnh lên mạng vừa qua một lần nữa báo động hiểu biết về động vật hoang dã quý hiếm của một bộ phận người dân vẫn còn rất kém

Hàng loạt vụ giết hại động vật hoang dã  (ĐVHD) quý hiếm liên tiếp xảy ra vừa qua đã dấy lên nỗi lo ngại về ý thức bảo vệ ĐVHD đang ngày càng kém đi tại Việt Nam. Dư luận đang đặt ra vấn đề cần phải cấp thiết xử phạt thật nặng các hành vi giết hại ĐVHD quý hiếm và nâng cao hiểu biết, ý thức bảo vệ trong người dân.

Tàn bạo vì ý thức kém

Vụ việc một nhóm thanh niên hành hạ rồi giết con voọc chà vá chân đen hay trước đó, hình ảnh một chú khỉ rừng bị lột da trong lúc còn sống được đăng tải trên mạng đã khiến dư luận hết sức phẫn nộ, căm phẫn. Sự vô cảm của những  kẻ giết hại ĐVHD thêm một lần báo động về ý thức bảo vệ ĐVHD quý hiếm, ý thức chấp hành pháp luật. Hiện vẫn còn rất nhiều ĐVHD quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới vẫn sống hay được nuôi nhốt gần khu dân cư và hoàn toàn có thể bị giết hại bất cứ lúc nào, cũng là một vấn đề không thể xem nhẹ.
img
Voọc chà vá chân đen ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, một trong những loài thú quý hiếm cần được bảo vệ cấp thiết. Ảnh: TỪ ĐỨC DŨNG

Một thành viên trên mạng xã hội Facebook sau khi xem qua những bức ảnh một chú khỉ bị lột da lúc vẫn còn sống hay hình ảnh một con voọc chà vá bị  giết hại từ từ một cách hết sức dã man, ngậm ngùi cho biết: “Thật không thể hiểu nổi họ có còn là con người hay không khi nhẫn tâm giết hại những con vật một cách dã man, tàn bạo đến vậy. Hãy nhìn vào đôi mắt những chú khỉ, voọc, nó chẳng khác gì con người, sao lại nỡ nhẫn tâm giết hại, mất nhân tính đến vậy chứ?”. Nhiều người dân khác sau khi xem những hình ảnh tàn nhẫn trên đều không khỏi xót xa, căm phẫn và đồng tình phải có biện pháp xử thật nặng cũng như có giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ ĐVHD để ngăn chặn tình trạng này tái diễn.

Theo đại diện Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV), việc giết hại các loài ĐVHD diễn ra vừa qua là những hành vi thiếu ý thức, tàn bạo, sai trái, không thể chấp nhận được và là hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lý mạnh tay.

Theo báo cáo của Cục Kiểm lâm, ENV, tính riêng trong năm 2010, các cơ quan chức năng đã bắt giữ, tịch thu 34 tấn thịt ĐVHD từ các vụ buôn bán trái phép tại Việt Nam. Khoảng 50% ĐVHD bị buôn bán tiêu thụ ngay tại Việt Nam, số còn lại được vận chuyển sang tiêu thụ ở các nước láng giềng. Đây là những con số hết sức đau lòng và nếu không có biện pháp giải quyết để tình trạng này vẫn tiếp diễn thì thiên nhiên môi trường Việt Nam sẽ sớm bị hủy diệt.

“Thẻ phạt” màu đỏ

Tổ chức Bảo vệ ĐVHD Thế giới (WWF) vừa có báo cáo về tình trạng bảo vệ ĐVHD trên thế giới. Theo đó, Việt Nam là một trong các quốc gia có việc thực thi bảo vệ ĐVHD kém nhất và phải nhận “thẻ phạt” màu đỏ đối với 2 loài tê giác và hổ. Việt Nam cũng là quốc gia xếp cuối cùng trong bảng đánh giá năng lực kiểm soát hoạt động buôn bán ĐVHD. WWF cũng cảnh báo Việt Nam nên xem xét lại khung hình phạt đối với loại tội phạm giết hại ĐVHD. Theo các nhà khoa học, mối đe dọa chính với các loài ĐVHD chính là ở sự thiếu ý thức của con người và tình trạng săn bắn trái phép để phục vụ những nhu cầu hết sức phi lý như nuôi làm cảnh, ăn thịt hay bán buôn ra nước ngoài. Hằng năm, có hàng chục đến hàng trăm vụ giết hại ĐVHD bị phát hiện (chưa tính các vụ việc không được phát hiện), những con số khiến nhiều người phải rùng mình.

Theo ENV, chỉ trong vòng  hơn 2 thập niên gần đây, ít nhất đã có hơn 10 loài động vật đã vĩnh viễn biến mất khỏi môi trường tự nhiên ở nước ta. Có thể kể đến như tê giác một sừng, tê giác 2 sừng, bò xám, lợn vòi ở Tây Nguyên, cầy rái cá… Còn theo Tổ chức Bảo vệ ĐVHD Việt Nam (WAR), 2 loài voi, hổ tại Việt Nam cũng đang trên đà sắp bị tuyệt chủng. Theo Tổ chức Bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) và Tổ chức Bảo tồn quốc tế (CI), tại Việt Nam, các loài vượn sắp tuyệt chủng gồm vượn đen Đông Bắc và vượn má trắng, vượn đen Tây Bắc.

Hình phạt chưa đủ răn đe

Điều 190 của Bộ Luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định: “Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến 500 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.

Mọi người dân nếu phát hiện trường hợp nuôi nhốt ĐVHD trái phép, hãy báo cho cơ quan chức năng theo đường dây nóng miễn phí: 18001522. Ngoài ra, để hỗ trợ WAR cứu hộ ĐVHD, người dân có thể thông báo với WAR khi thấy ĐVHD bị buôn bán, tiêu thụ trái phép tại số điện thoại: 0976067646, hoặc email: info@wildlifeatrisk.org.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo