Với chiều dài khi trưởng thành có thể lên tới 17 m, cá mái chèo (oarfish) thường sống ở độ sâu 200 - 1.000 m. Thế nhưng, từ ngày 8-2 đến nay đã có 3 con dạt vào bờ biển phía Bắc đảo Mindanao.
Xác cá máy chèo dạt vào bờ biển Philippines trước đó.
Con mới nhất dài khoảng 4,5 m, được phát hiện trên bãi biển TP Cagayan de Oro vào trưa 18-2. Một con khác dạt vào tỉnh Agusan del Norte. Trong khi đó, con đầu tiên cũng trôi vào bờ biển Agusan del Norte hôm 10-2, chỉ hai ngày trước khi xảy ra trận động đất 6,7 độ Richter ở TP Surigao.
Ở Nhật Bản, cá mái chèo – có thể nặng tới 270 kg – được xem là “thông điệp của thần biển”. Theo báo Telegraph (Anh), từng có hàng chục con cá mái chèo mắc cạn trên bờ biển Nhật Bản năm 2010, sau các trận động đất mạnh tại Chile và Haiti. Chưa hết, sang năm 2011, chính Nhật Bản hứng chịu thảm họa kép động đất – sóng thần dữ dội.
Cá máy chèo dài khoảng 4,5 m dạt vào bờ biển Philippines trưa ngày 18-2.
Chuyên gia địa chấn học sinh thái Kiyoshi Wadatsumi chia sẻ với báo Japan Times (Nhật Bản) rằng do sống gần đáy biển nên cá mái chèo nhạy cảm hơn với những chuyển động của các đường đứt gãy.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học không tin cá mái chèo là điềm báo động đất. Ông Hiroshi Tajihi, chuyên gia đến từ Trung tâm Động đất Kobe (Nhật Bản), nói: “Đây là chỉ là quan niệm mê tín, không có mối liên hệ rõ ràng giữa động đất và những loài cá dưới biển sâu”.
Bình luận (0)