xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các vụ đụng độ nảy lửa nhất vũ trụ

Anh Thư tổng hợp

(NLĐO)- Nhiều thảm họa vũ trụ khó tin đã được khám phá trong năm qua, trong đó có những sự kiện ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra đời và tuyệt diệt của nền văn minh trái đất.

Sự va chạm của các vì sao, các hành tinh và thậm chí là các thiên hà không hiếm gặp trong vũ trụ.

1. Chiến đấu với lỗ đen, sao chết hóa "xác sống"

Zombie (xác sống) là cụm từ cực kỳ chính xác để mô tả phút sống lại dữ dội và cuối cùng khi một ngôi sao lùn trắng lỡ tiến gần lỗ đen sát thủ và bị chúng xé toạc, theo một nghiên cứu công bố hồi tháng 8-2018.

Các vụ đụng độ nảy lửa nhất vũ trụ - Ảnh 1.

Một lỗ đen đang xoáy, tìm cách nuốt chửng sao lùn trắng - ảnh: LIVE SCIENCE

Đài quan sát sóng hấp dẫn giao thoa kế laser (LIGO) đặt ở Mỹ đã bắt được "tiếng thét" cuối cùng của một ngôi sao như vậy. Một lượng lớn vật chất bị phá vỡ cùng lúc đã tạo ra bức xạ mạnh mẽ khiến ngôi sao tỏa sáng lần nữa giữa vũ trụ, trông như sống lại, trước khi nó hoàn toàn chết. Heli, carbon và oxy bị chyển thành các nguyên tố nặng hơn như sắt chỉ trong vài giây. 

Thông thường, sau phút chiến đấu cuối cùng này, ngôi sao sẽ chết hoàn toàn và bị lỗ đen nuốt chửng.

2. Ngôi sao ăn thịt hành tinh

NASA vừa phát hiện một ngôi sao trẻ mang tên RW Aur A, cách chúng ta 450 năm ánh sáng có "biểu hiện lạ". Lượng sắt ở rìa ngôi sao bỗng tăng đột biến 30 lần và toàn bộ ngôi sao như mờ đi.

Các vụ đụng độ nảy lửa nhất vũ trụ - Ảnh 2.

Ngôi sao ăn thịt các hành tinh quanh nó - ảnh: NASA

Một nhóm các nhà thiên văn Mỹ đã kết luận rằng những thay đổi đó là do ngôi sao 10 triệu năm tuổi này đang "ăn thịt" một vài hành tinh gần nó. Bài công bố trên tạp chí khoa học Astronomical Journal cho biết đây là lần đầu tiên con người quan sát được hiện tượng vũ trụ lạ lùng này.

3. Thiên hà ăn thịt đồng loại ngay sát chúng ta

Large Magellanic Cloud (tức Đám mây Magellan Lớn, thiên hà "hàng xóm" của thiên hà Milky Way chứa trái đất) vừa được phát hiện đã nuốt chửng một đồng loại trong quá khứ. Các nhà khoa học tìm ra dấu vết của một bóng ma bên cạnh 2 thiên hà Đám mây Magellan Lớn và Đám mây Magellan Nhỏ, đã biến mất khó hiểu khoảng 3-5 tỉ năm trước.

Các vụ đụng độ nảy lửa nhất vũ trụ - Ảnh 3.

Đám mây Magellan Lớn - ảnh: ASTRONOMY

Nghiên cứu do Đại học Tây Úc dẫn đầu đã phát hiện các dấu vết của các thiên thể quay ngược trong Đám mây Magellan Lớn và xác định nó chính là kẻ ăn thịt đã nuốt chửng đồng loại. Thiên hà ăn thịt này cách chúng ta 160.000 năm ánh sáng, một khoảng cách gần giữa các thiên hà. Tin buồn là một nghiên cứu công bố tháng 1-2019 khẳng định khoảng cách đó đang nhỏ dần: Đám mây Magellan Lớn đang lao thẳng về phía chúng ta.

Dự tính trong 2 tỉ năm nữa, kẻ ăn thịt này sẽ va chạm Milky Way. Do Milky Way lớn hơn nhiều nên lần này, chính Đám mây Magellan Lớn có lẽ sẽ thành kẻ bị ăn thịt. Tuy nhiên, vụ đụng độ nảy lửa này có thể đánh thức lỗ đen "quái vật" Nhân Mã A* giữa trung tâm thiên hà của chúng ta và đẩy trái đất khỏi vùng sự sống của Hệ Mặt trời, thậm chí đẩy cả Hệ Mặt trời văng ra không gian giữa các vì sao!

4. Hành tinh lớn bằng Sao Hỏa va chạm, tạo ra sự sống trên trái đất

Các vụ đụng độ nảy lửa nhất vũ trụ - Ảnh 4.

Mô phỏng cú va chạm của hành tinh Theia - ảnh: EXTREME TECH

Nếu như cú va chạm của Đám mây Magellan Lớn có thể phá hủy mọi sự sống trên trái đất 2 tỉ năm nữa thì vào mốc 4,45 tỉ năm về trước, một cú va chạm khủng khiếp đã khởi động chuỗi phản ứng tạo ra sự sống trên trái đất, theo nghiên cứu công bố tháng 8-2018 của Đại học Bristol (Anh).

Các bằng chứng dẫn đến một hành tinh lớn bằng Sao Hỏa, được đặt tên là Theia. Cú va chạm nảy lửa đã làm Theia vỡ tan, hòa trộn các vật liệu vào trái đất và khiến hành tinh của chúng ta thay đổi mãi mãi, cũng như tạo ra mặt trăng.

Mới đây, nghiên cứu công bố cuối tháng 1-2019 của Đại học Rice (Texas, Mỹ) thậm chí khẳng định rằng chính hành tinh huyền thoại này đã mang các "khối xây dựng sự sống" đến trái đất chứ không đơn giản là khởi động chuỗi phản ứng tạo sự sống.

5. Hành tinh gấp đôi trái đất tấn công, biến Sao Thiên Vương thành đất chết

Cũng gặp một cú va chạm nảy lửa tương tự nhưng Sao Thiên Vương không may mắn như trái đất. Xét về kích cỡ, cú va chạm này khá giống cú lao mình của Theia vào trái đất nhưng nó lại đẩy trục của Sao Thiên Vương bị nghiêng đi quá mức, khiến nó sở hữu một từ trường lệch lạc, thiếu ổn định.

Các vụ đụng độ nảy lửa nhất vũ trụ - Ảnh 5.

Sao Thiên Vương - ảnh: NASA

Trục nghiêng này khiến Sao Thiên Vương giá băng mãi mãi, nhiệt độ xuống dưới -200 độ C, lạnh hơn cả hành tinh xa mặt trời hơn là Sao Hải Vương. Vì thế, cho dù được chứng minh là có nước, sự sống vẫn không thể hình thành nổi trên hành tinh này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo