Hiện tượng hào quang (halo) quanh mặt trời, mặt trăng xảy ra chủ yếu do các tinh thể băng lơ lửng trong một số đám mây đã khúc xạ ánh sáng, tạo ra những hình dạng đặc biệt trên bầu trời. Nổi tiếng và dễ thấy nhất là vòng hào quang 22 độ như vừa xuất hiện ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhưng ở một số nơi khác trên thế giới, có rất nhiều vầng sáng đủ loại xuất hiện trong và ngoài quầng hào quang 22 độ.
Trong bức ảnh được NASA đăng tải ngày 24-2-2020, một hào quang mặt trăng tuyệt đẹp với cả corona, quầng halo 22 độ và moon dogs đã xuất hiện ở Manitoba, Canada - ảnh: Brent Mckean
Vào ngày 1-4-2015, cả hào quang mặt trời và mặt trăng cùng xuất hiện ở Östersund, Thụy Điển - ảnh: Göran Strand
Quầng hào quang 22 độ được tạo ra bởi sự khúc xạ của các tinh thể băng hình trụ sáu mặt. Bên trong nó còn có thể xuất hiện những chiếc nhẫn ánh sáng nhiều màu gọi là "corona", gây ra bởi sự nhiễu xạ lượng tử bởi những giọt nước nhỏ hoặc băng gần hướng mặt trời/mặt trăng. Ngoài quầng halo 22 độ có thể có thêm "sun dogs", "moon dogs" dưới dạng những dải sáng kỳ ảo, tạo ra bởi ánh sáng khúc xạ qua các tiểu cầu băng mỏng, phẳng, sáu mặt khi chúng bay về phía mặt đất.
Hào quang mặt trăng ở Pennsylvania, Mỹ tháng 4-2003 - ảnh: Sarah McKay
Hào quang mặt trời phức tạp, ngoạn mục đến khó tin được chụp giữa tháng 1-2020 tại vùng băng tuyết Thụy Sĩ - ảnh: Michael Schneider
Hào quang mặt trời rực rỡ tại Yellowknife, Northwest Territories, Canada, tháng 9-2018 - ảnh: Martin Male.
Hào quang mặt trăng ở vùng hoang vắng gần Marid, Tây Ban Nha vào tháng 12-2012 - ảnh: Dani Caxete
Theo NASA, hiện tượng quang học này không phải là phổ biến và thường chỉ có quần 22 độ. Quầng lớn hơn thứ 2 (halo 46 độ) rất hiếm, đặc biệt là đối với hào quang mặt trăng. Hiện tượng này thường kéo dài vài phút đến vài giờ.
Bình luận (0)