Theo Sci-News, phân tích từ nhà cổ sinh vật học Guntupalli Prasad và các cộng sự từ Trường Đại học Delhi cho thấy hiện tượng "trứng lồng trong trứng" là do một tình trạng bệnh lý gọi là noãn trong trứng, lần đầu tiên được xác định ở khủng long.
Điều này nhấn mạnh một thực tế là sinh học sinh sản của thằn lằn hộ pháp (titanosaurids) và các loài khủng long chân thú (sauropod) khác giống với cá sấu và chim hơn là nhiều loài bò sát khác không thuộc nhóm "thằn lằn chúa".
Quả trứng quái thú lồng trong trứng đầu tiên trên thế giới - Ảnh: SCIENTIFIC REPORTS
Vào kỷ Tam Điệp, cũng là kỷ mà những con khủng long đầu tiên được sinh ra, có 2 nhóm bò sát chính là thằn lằn chúa (hình dạng giống cá sấu) và bò sát giống động vật có vú.
Hóa thạch độc nhất vô nhị của loài quái thú khổng lồ này là một quả trứng lớn dài 16,6 cm, rộng 14,7 cm và có niên đại khoảng 68 triệu năm tuổi.
"Quả trứng cho thấy 2 lớp vỏ hình tròn và bị vỡ một phần nhưng hoàn chỉnh, lớp này nằm bên trong lớp kia với những mảnh vỏ trứng nhỏ giữa 2 lớp" - nhóm nghiên cứu mô tả.
Những quả trứng dạng này thường không có lòng đỏ và tất nhiên sẽ không có quái thú non nào có cơ hội ra đời.
Nguyên nhân khiến tình trạng này có thể xảy ra là một số loài bao gồm cá sấu vào chim là do cấu trúc tử cung phân đoạn chuyên biệt. Mẫu vật vừa phát hiện đã tiết lộ cơ quan sinh sản của thằn lằn hộ pháp cũng tương tự, một mảnh ghép rất quan trọng để hoàn thành bức tranh về quái thú khổng lồ này, đặc biệt là cách nó sinh sản và phát triển giống loài.
Nghiên cứu vừa công bố trên Scientific Reports.
Bình luận (0)