Sáng ngày 26-12, hơn 200 người yêu thích Thiên văn tại Đà Nẵng đã có cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc Nhật thực cuối cùng của thập kỉ.
Clip: 200 bạn trẻ Đà Nẵng chiêm ngưỡng sự kiện thú vị của Thiên văn học
Trước sự kiện Thiên văn đặc biệt, CLB Thiên văn học Đà Nẵng đã tổ chức buổi quan sát Nhật thực, với 30 kính chuyên dụng, 4 kính Thiên văn. Mọi người sẽ được quan sát toàn bộ quá trình qua 3 phương pháp xem gián tiếp.
Ống nhòm thiên văn bán tự động có màn lọc tia cực tím để bảo vệ mắt
Theo lịch trình, Nhật thực bắt đầu vào khoảng 10 giờ 44 phút. Đến 12 giờ 32, Nhật thực đến đỉnh điểm với độ che phủ quan sát được khoảng 40% tùy khu vực.
Bạn Ngô Quang Trường, Thành viên CLB Thiên văn học Đà Nẵng cho hay nhật thực hình khuyên là một dạng của nhật thực toàn phần khi Mặt Trăng sẽ nằm trên một đường thẳng với Mặt trời và Trái đất, nhưng do Mặt trăng nằm gần Trái đất hơn so với bình thường nên có kích thước nhỏ hơn Mặt Trời trên bầu trời.
"Qua sự kiện hôm nay, mọi người sẽ biết thêm nhiều kiến thức về thiên văn học. CLB cũng mong muốn được chia sẻ niềm yêu thích về thiên văn với đông đảo bạn trẻ tại Đà Nẵng", bạn Trường chia sẻ.
Một số hình ảnh xem nhật thực:
Thời tiết nắng nóng không ngăn được sự háo hức của các bạn trẻ
Mặt Trăng sẽ đi vào giữa Trái Đất và Mặt Trời, tạo ra nhật thực hình khuyên (ảnh thu được qua ống nhòm thiên văn cơ học)
Một bạn trẻ quan sát hình ảnh phản chiếu của Mặt trời qua một chậu đựng mực
Sau gần 4 năm, hiện tượng nhật thực một phần mới diễn ra. Thời gian nhật thực sẽ bắt đầu từ 10 giờ 34 kéo dài đến 14 giờ, thời gian cực đại vào khoảng 12 giờ 12 đến 12 giờ 41 tuỳ khu vực.
Người quan sát Nhật thực cần phải có kính chuyên dụng để tránh tổn thương giác mạc
Hình ảnh Mặt trời ghi được qua kính chuyên dụng vào khoảng 11 giờ 30 tại Đà Nẵng
Hình ảnh Mặt trời ghi được qua kính chuyên dụng vào khoảng 11 giờ 30 tại Đà Nẵng
Bình luận (0)