Theo Science Alert, các cấu trúc được mô tả như những "bóng ma nhảy múa" kỳ lạ trong không gian, có thể tiết lộ nhiều thông tin mới về các lỗ đen "quái vật" và môi trường phức tạp giữa các thiên hà.
"Bóng ma nhảy múa" sinh ra từ lỗ đen - Ảnh: ASKAP
Nhà vật lý thiên văn người Úc Ray Norris từ Đại học Western Sydney và CSIRO cho biết: "Khi lần đầu chúng tôi thấy những bóng ma nhảy múa, chúng tôi không biết chúng là gì. Sau nhiều tuần là việc, chúng tôi tìm thấy 2 thiên hà chủ, ở trung tâm của chúng là 2 lỗ đen siêu lớn, phun ra các tia điện tử, sau đó bị bẻ cong thành những hình thù kỳ dị bởi gió thiên hà".
Vì vậy, 2 bóng ma thật ra là những đám mây electron khổng lồ lan rộng trong không gian sâu thẳm, một hiện tượng vũ trụ lạ chưa từng được quan sát trước đây, nhưng các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu về chúng sẽ tiết lộ nhiều chi tiết về các thiên hà chủ và các lỗ đen "quái vật" đã tạo ra chúng.
Theo tiến sĩ Norris, vẫn còn những câu hỏi cần trả lời như gió thiên hà đã từ đâu tới và tại sao lại thổi theo nhiều hướng rối ren như thế, vì sao các lỗ đen này lại đột ngột phát xạ vô tuyến dữ dội như vậy...
Khám phá được thực hiện một cách tình cờ khi các nhà thiên văn đang quan sát vũ trụ thông qua kính thiên văn ASKAP, một công cụ quan sát vô tuyến siêu mạnh của Úc, đang khảo sát thí điểm cho dự án Khảo sát EMU - lập Bản đồ Tiến hóa vũ trụ.
Bình luận (0)