xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Con người sống sót ở nhiệt độ nào?

Linh San (Theo BBC)

(NLĐO) - Nước Úc đang chống chọi với cái nóng khủng khiếp chưa từng thấy khi nhiệt độ lên tới 54 độ C.

img
Mặt trời thiêu đốt nước Úc

Những ngày gần đây, nhiệt độ nước Úc luôn ở mức trên 50 độ C. Sức nóng khủng khiếp cùng ánh nắng mặt trời thiêu đốt đang gây ra những trận cháy rừng kinh hoàng. Tuy nhiên, mức nhiệt độ này còn nguy hiểm hơn cháy rừng vì nó đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của con người.

Các nhà khoa học cho biết con người hoạt động tốt nhất khi nhiệt độ cơ thể ở mức 36 đến 37,5 độ C và thoát nhiệt bằng cách tiết ra mồ hôi. Nhiệt độ khắc nghiệt có thể khiến cơ thể căng thẳng, hơi thở dồn dập và tim đập nhanh để giải tỏa nhiệt độ.

Khi môi trường quá nóng hoặc quá ẩm ướt, cơ thể sẽ đổ mồ hôi, tăng nguy cơ mất nước. Nếu nhiệt độ lớn hơn, cơ thể sẽ đấu tranh để tự làm mát, sau đó dẫn tới tình trạng chuột rút, kiệt sức hoặc say nắng. Nếu được cấp cứu kịp thời thì nạn nhân cũng sẽ chịu tổn thương nặng nề ở những cơ quan quan trọng, không thể phục hồi, thậm chí tử vong.

Làm thế nào để sống sót qua cái nóng?

Theo các nhà nghiên cứu, nhiệt độ không khí tối ưu cho con người là 18 đến 24 độ C. Bất kì nền nhiệt độ nóng hơn nào đều có thể dẫn tới rủi ro.

Khi không khí tăng lên mức 35 độ C và môi trường độ ẩm cao là mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Khi nhiệt độ đạt mức 40 độ C thì nguy hiểm ập đến ngay cả khi độ ẩm ở mức thấp.

Nhiệt độ lên đến 50 độ C thì mối nguy hiểm thực sự đáng sợ.

Sự tác động của nhiệt độ lên cơ thể còn phụ thuộc vào thể trạng của từng người. Người già, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh về hô hấp sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất đối với sự thay đổi của nhiệt độ.
 
img
Nắng nóng gây ra cháy rừng kinh hoàng ở Úc. Ảnh: AP

Nhiệt độ cao còn có thể khiến một số loại thuốc biến đổi tác dụng và nhiều căn bệnh dễ lây lan.

Do đó, trong nhiệt độ không khí tăng cao, các nhà khoa học khuyên con người nên thận trọng khi sử dụng thuốc, uống nhiều nước, tránh tập thể dục nặng nhọc, mặc quần áo có độ dày hợp lý và mang màu sáng nhẹ. Nhưng tốt nhất nên tìm những nơi môi trường mát mẻ để giảm thân nhiệt.
 
Giáo sư Virginia Murray làm việc tại cơ quan Bảo vệ sức khỏe - người đã nghiên cứu rất nhiều về việc nhiệt độ tác động tới cơ thể con người - cho biết: “Điều đáng sợ nhất là khi cơ thể không có khả năng tự làm mát khi cái nóng kinh hoàng diễn ra cả ban ngày và ban đêm. Cơ thể không có cơ hội để giải thoát nhiệt. Điều tốt nhất lúc này là tìm một môi trường mát nhân tạo”.

Trong thực tế, sự khắc nghiệt của nhiệt độ là thiên tai kinh hoàng nhất đối với con người. Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh đều vô cùng nguy hiểm, nó gây tử vong cho con người nhiều hơn cả tổng số người chết trong tất cả các vụ lũ lụt, lốc xoáy và động đất.

Lịch sử có ghi lại những cái nóng khủng khiếp như mùa hè năm 2003 ở Châu Âu, cái nóng kinh hoàng nhất ở đây trong 1.500 năm đã lấy đi mạng sống của 70.000 người hay mùa hè nóng bức năm 1988 ở Mỹ đã khiến 10.000 trường hợp tử vong.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo