Nay, một thuật toán mới của các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Jadavpur ở Kolkata - Ấn Độ đã có thể chụp mạch máu trên khuôn mặt người để nhận dạng qua công nghệ hồng ngoại nhiệt.
Nghiên cứu của TS Seal, đăng trên tạp chí International Journal of Computational Intelligence Studies cho biết các nhà khoa học đã sử dụng một máy camera hồng ngoại để chụp lại các ký hiệu nhiệt từ mao mạch nằm bên dưới da mặt. Khác với các cấu trúc động mạch - vốn gần như giống hệt nhau trên tất cả mọi người, mao mạch là các mạch cực nhỏ, tỏa nhánh ra từ các động mạch và có hệ thống cấu trúc khác biệt hoàn toàn trên từng cá nhân.
“Các hình ảnh nhiệt thu được từ mạch máu có thể được xem như đường rãnh trên dấu vân tay. Nhờ đó, công nghệ nhận dạng dấu vân tay có thể được áp dụng cho mặt người” - TS Seal cho biết.
Công nghệ này vượt bậc hơn các kỹ thuật nhận dạng khác nhờ khả năng chỉ sử dụng hình chụp cảm biến nhiệt. Nghĩa là công nghệ này có thể hoạt động trong điều kiện hoàn toàn không có ánh sáng, thậm chí khi đối tượng đeo mặt nạ. Phương pháp này có thể được áp dụng trong ngành an ninh, ví dụ ở các ngân hàng. Thậm chí, đã có đề xuất đưa công nghệ này vào sử dụng trong ngành y tế, giúp tạo bản đồ mạch máu khuôn mặt để có thể tái tạo các vùng da bị mất.
Tuy nhiên, công nghệ quét hồng ngoại nhiệt cũng có nhiều hạn chế. Thuật toán của TS Seal hiện không hoạt động được với các đối tượng đang di chuyển, nghĩa là phải đòi hỏi sự hợp tác của từng cá nhân khi quét hồng ngoại. Điều làm nhiều người lo ngại nhất là khả năng công nghệ này có thể bị lạm dụng để xâm phạm tự do cá nhân. Bởi lẽ, cũng như hình chụp tròng mắt, đối tượng bị quét hồng ngoại sẽ không hề hay biết mình đang bị nhận dạng.
Bình luận (0)