Theo Acient-Origins, phát hiện thuộc về một "thợ săn kho báu" nghiệp dư ở Hampshire (Anh). May mắn đã mỉm cười khi chiếc máy dò kim loại phát tín hiệu giữa một cánh đồng mà trước đó từng xuất hiện một số đồ tạo tác thời Trung Cổ. Người đàn ông đào lên được một đồng xu nhỏ, ở giữa có lỗ và khắc Hán tự.
Cận cảnh "bảo vật phương Đông" mà người thợ săn kho báu nghiệp dư may mắn tìm được - Ảnh: ACIENT-ORIGINS
Hiện vật được gửi đến các nhà khảo cổ và phân tích cho thấy nó có từ năm 1008-1016, tức vào thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Điều đặc biệt là đây chỉ là đồng xu Trung Quốc ngàn năm thứ 2 được phát hiện trên khắp nước Anh - vốn nổi tiếng với vô số kho tàng khảo cổ.
Bởi lẽ, theo sử sách ghi chép, tiền xu Trung Quốc chỉ có thể xuất hiện ở Anh vào thế kỷ thứ 17, khi hai quốc gia này giao thương. Có mối nghi ngờ rằng đồng xu rơi ra từ một bộ sưu tập tiền cổ của ai đó, nhưng qua phân tích, các nhà khảo cổ nghiêng về giả thuyết "bảo vật" này đại diện cho hoạt động thương mại chưa từng biết 1.000 năm về trước giữa Trung Quốc và đảo quốc này. Điều này khiến đồng xu trở thành một bảo vật vô cùng giá trị.
Bình luận về phá thiện trên , tiến sĩ Caitlin Green, nhà sử học tại Đại học Cambridge (Anh) cho biết điều này là hoàn toàn khả dĩ. Thứ nhất, có một mảnh gốm Trung Quốc cùng thời kỳ được phát hiện cách đó chỉ 20 dặm. Thứ hai, từng có nhiều bằng chứng khảo cổ cho thấy các thương nhân buôn gốm Trung Quốc đã thực hiện những hải trình dài đến bán đảo Ấn Độ, bán đảo Ý, đi vào Biển Đỏ, Địa Trung Hải, giao thương thường xuyên với Ai Cập... Ông cho rằng bờ biển phía Nam nước Anh chính là vùng đất cuối cùng trong mạng lưới thương mại cổ xưa này.
Bình luận (0)