xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dơi ma cà rồng giúp chống bệnh dại

Theo Minh Long (VnExpress)

Thổ dân sống trong rừng tại Peru có khả năng miễn dịch tự nhiên đối với bệnh dại nhờ những vết cắn của loài dơi hút máu.

Bệnh dại, do virus gây nên, cướp khoảng 55.000 sinh mạng trên toàn thế giới mỗi năm. Đây là một bệnh thần kinh ở động vật. Con người có thể nhiễm bệnh dại từ động vật nếu nước bọt của chúng xâm nhập vào cơ thể người qua vết cắn hoặc cào.
 
img
Cứ một hoặc hai ngày, dơi ma cà rồng phải hút máu một lần để tồn tại. Những vết cắn của chúng có thể truyền virus gây bệnh dại. Ảnh: Livescience.
 
Nhưng các nhà nghiên cứu của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ phát hiện hai cộng đồng thổ dân trong rừng Amazon thuộc Peru không bao giờ mắc bệnh dại, ngay cả khi họ bị những con vật nhiễm bệnh dại cắn. Nguyên nhân rất đơn giản: Cơ thể những thổ dân này từng hứng chịu những vết cắn của dơi ma cà rồng, một loài động vật cũng có khả năng truyền bệnh dại. Tuy nhiên, do số lượng virus từ rơi không đủ lớn để gây tử vong cho người nên cơ thể họ sẽ tạo ra kháng thể để chống bệnh.
 
“Tại những nơi mà bệnh dại hoành hành và không có vắc-xin phòng bệnh, một số người dân lại có thể miễn nhiễm với bệnh. Đây là một thông tin mới”, James Kazura, chủ tịch Hiệp hội Y dược và Vệ sinh Nhiệt đới kiêm giáo sư y khoa của Đại học Case Western Reserve tại Mỹ, phát biểu.
 
Kazura cùng các đồng nghiệp sẽ tiếp tục tới những cộng đồng dân cư từng phơi nhiễm với virus gây bệnh dại ở nơi khác trên thế giới để xem cơ thể họ có khả năng tự chống bệnh hay không.
 
Phần lớn thổ dân Peru trong rừng Amazon không biết bệnh dại và cơ chế lây nhiễm của nó.
 
"Rất ít người dân ở đây rửa vết thương bằng xà phòng hay gặp bác sĩ sau khi bị động vật nhiễm bệnh dại cắn. Họ hầu như không có kiến thức về bệnh dại và những biện pháp phòng ngừa bệnh", Brett Peterson, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, kể.
 
Rodney Willoughby, một chuyên gia của Đại học Y khoa Wisconsin tại Mỹ, đoán rằng khả năng tự miễn nhiễm với bệnh dại của những người Peru trong rừng Amazon bắt nguồn từ cấu trúc gene của họ, chứ không phải nhờ những vết cắn của dơi ma cà rồng.
 
“Khi những người đó mang kháng thể chống virus gây bệnh dại, bạn có thể nói họ có khả năng miễn dịch một phần, song điều đó không có nghĩa là họ được bảo vệ hoàn toàn. Tới nay giới khoa học vẫn chưa đạt được sự nhất trí về mức độ bảo vệ cơ thể của kháng thể. Vì thế những người từng bị động vật cắn nên gặp bác sĩ để nhận được lời tư vấn và biện pháp điều trị”, Gilbert nói.
 
Người dân ở các vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tại Trung Mỹ và Nam Mỹ không lạ gì dơi ma cà rồng. Chúng có kích thước nhỏ hơn một con chuột, nhưng sở hữu những chiếc răng cực kỳ sắc nhọn. Dơi cạo lông con vật bằng răng, để lộ ra một mảng da nhỏ. Chúng tạo ra một vết cắn nhỏ trên da và một giọt máu hiện ra. Dơi lấy vào cơ thể khoảng 2 thìa máu trong một lần hút. Trong suốt quá trình ấy, con vật thường ngủ và không bao giờ biết rằng nó đang trở thành bữa tiệc của dơi.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo