Con cóc khổng lồ này đã lật ngược thế cờ và tóm gọn loài bò sát trước khi bị nó tấn công.
Với động tác mở miệng thật rộng rồi kẹp chặt lại, dường như con cóc đã tìm mọi cách để ngoạm hết trong khi con mồi cũng tìm mọi cách để thoát thân. Hiện vẫn chưa rõ cảnh quay được thực hiện ở đâu nhưng đây không phải là đoạn băng đầu tiên ghi lại cảnh loài cóc nuốt chửng kẻ thù của nó.
Năm 2008, ở một trang trại gia súc cách miền Nam Darwin, vùng lãnh thổ phía Bắc nước Úc, các nhân viên chăm sóc động vật hoang dã đã rất kinh ngạc khi chứng kiến một con cóc mía đang ăn một con rắn hổ.
Được biết, các nhà khoa học đã sử dụng khu vực này để nghiên cứu hoạt động của loài cóc mía – loài cóc khổng lồ được đưa từ Hawai đến nước Úc vào năm 1935 để kiểm soát loài côn trùng phá hoại cây mía đường. Tuy nhiên, sau đó họ quyết định dùng thuốc độc để giết chết loài cóc mía này vì đó phát độc thông qua lỗ chân lông và ăn các loài côn trùng quan trọng đối với hệ sinh thái.
Clip cóc ruốt rắn:
Graeme Sawyer - thành viên của nhóm nghiên cứu - là một trong những người chứng kiến cảnh cóc nuốt chửng rắn. Anh kể lại: "Lúc đó, khoảng 10 cm phần thân con rắn đã nằm trọn trong cổ họng của con cóc. Tôi thực sự lấy làm ngạc nhiên và không thể tin được khi nhìn thấy con cóc mía cái đang ăn một con rắn còn sống".
“Tôi nghĩ mình nên giúp con rắn nên đã nắm lấy người nó vào kéo ra khỏi miệng con cóc. Thật kỳ diệu, con rắn vẫn còn sống. Tôi đã thả nó vào khu đất hoang gần đó”, anh nói thêm.
Anh Sawyer cũng cho biết sau đó, con cóc dài 20 cm vẫn còn sống vì con rắn hổ nó tấn công là loài rắn không độc duy nhất ở Úc.
Bình luận (0)