xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hệ Mặt Trời có hành tinh lùn mới, 1 năm bằng 1.000 năm Trái Đất

Anh Thư

(NLĐO)- "FarFarOut" chính thức được công nhận là vật thể xa nhất được biết đến trong hệ Mặt Trời, là một hành tinh lùn nằm xa Mặt Trời gấp 4 lần Sao Diêm Vương.

Theo nhà thiên văn học David Tholen của Đại họ Hawai'i (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và vật thể nằm ngoài rìa Thái Dương hệ này là 132 đơn vị thiên văn (AU). 1 AU chính là khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất.

Hệ Mặt Trời có hành tinh lùn mới, 1 năm bằng 1.000 năm Trái Đất - Ảnh 1.

Ảnh đồ họa mô tả FarFarOut Ảnh: NOIRLab/NSF/AURA/J. da Silva

Science Alert cho biết nó chính thức được các nhà khoa học gọi là "FarFarOut", vì xa hơn cả FarOut, một hành tinh lùn cách Mặt Trời 124 AU từng được tìm thấy bởi nhà thiên văn học Scott Sheppard thuộc Viện Khoa học Carnegie (Mỹ) và các cộng sự. Tên khoa học của nó là 2018 AG 37, theo quy chuẩn của Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU).

Theo Daily Mail, Farfarout chính là vật thể xa nhất từng được quan sát từ trươc đến nay trong hệ Mặt Trời. Nó quay với một quỹ đạo hình bầu dục lệch. 132 AU chỉ là khoảng cách trung bình. Thực ra lúc nó bay gần Mặt Trời nhất, nó chỉ cách khoảng 27 AU, lọt vào tận bên trong quỹ đạo Sao Hải Vương. Nhưng ở điểm nhọn của hình bầu dục, nó các tới 175 AU.

Hệ Mặt Trời có hành tinh lùn mới, 1 năm bằng 1.000 năm Trái Đất - Ảnh 2.

Biểu đồ mô tả khoảng cách từ Mặt Trời đến các hành tinh và hành tinh lùn, trong đó FarFarout là xa nhất - Ảnh: Roberto Molar Candanosa, Scott S. Sheppard/CIS, and Brooks Bays/UH

Tiến sĩ Chad Trujillo từ Đại học Bắc Arizona (Mỹ), đồng tác giả, cho biết FarFarOut có thể đã bị ném vào hệ Mặt Trời trong một quá khứ xa xôi, do vô tình đến quá gần Sao Hải Vương và bị hành tinh không lồ này hút vào, và từ đó cùng quay quanh Mặt Trời. Có thể trong tương lai quỹ đạo của hành tinh lùn này tiếp tục biến đổi do tương tác với Sao Hải Vương.

Vì nằm ở quá xa, nên 1 năm ở FarFarOut, tức quãng thời gian để nó đi hết vòng quanh Mặt Trời, bằng tới 1 thiên niên kỷ trên Trái Đất.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo