Hệ thống thủy lợi nói trên thuộc về nền văn minh rực rỡ Liangzhu, một xã hội đồ đá mới bên bờ sông Dương Tử, nổi tiếng với các đồ vật tuyệt tác làm bằng ngọc bích.
Hệ thống gồm nhiều đập nước lớn, nhỏ, một hệ thống tường bao, kênh, mương dài hơn 29 km, bổ sung vào hệ thống kênh tự nhiên của sông. Phát hiện gây ngạc nhiên bởi không ai nghĩ rằng con người thời kỳ đó có thể đạt được trình độ khoa học kỹ thuật cao đến thế.
Hệ thống thủy lợi gồm nhiều đập nước lớn nhỏ, tường bao, kênh, mương... dài 29 km vừa được khai quật - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Theo bài báo vừa công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences của nhà khảo cổ Yijie Zhuang (đến từ University College London (Anh) và các đồng nghiệp, mục đích chính của hệ thống thủy lợi là giúp người dân mở rộng diện tích trồng lúa đến cả những nơi không thuận lợi cho việc trồng trọt.
Bản đồ thành phố cổ Liangzhu bên bờ sông Dương Tử - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Để hiểu rõ về công trình này, nhóm khảo cổ đã tiến hành nghiên cứu từ năm 2009. Công việc gặp nhiều trở ngại bởi người Liangzhu chưa có hệ thống chữ viết chính thức.
Hệ thống đập này phục vụ nhu cầu thủy lợi cho người dân Liangzhu từ năm 5300 đến năm 4300 trước công nguyên, tức trên dưới 7.000 năm trước. Có khoảng 3.000 nhân công tham gia xây dựng và công trình mất khoảng một thập kỷ để hoàn thành.
Văn minh đồ đá mới Liangzhu nổi tiếng với những miếng ngọc bội, đồ dùng, trang sức bằng ngọc bích
Đây không phải lần đầu văn minh đồ đá mới Liangzhu khiến nhân loại kinh ngạc. Ngọc bích Liangzhu được cho là có chất lượng nổi bật, chế tác cầu kỳ và đẹp mắt, đã được tìm thấy khá nhiều trong các ngôi mộ cổ của tầng lớp quý tộc.
Bình luận (0)